Bố mẹ có nên tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh không?

Tác giả:

Thứ tư, 26/07/2023, 08:58 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Theo thống kê từ các chuyên gia, 90% trẻ gặp tình trạng xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K trong giai đoạn từ 30 - 40 ngày tuổi. Việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xuất huyết não xuống 0,25/100.000 bé.

Vậy vitamin K có tác dụng gì, cách tiêm ra sao, hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

1. Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Vitamin K là một khoáng chất để hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra bình thường. Theo các bác sĩ, việc tiêm vitamin K cho trẻ vừa mới chào đời giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như xuất huyết não, viêm màng não.

Đồng thời, trẻ sơ sinh khi được cung cấp lượng vitamin K đầy đủ sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và các dưỡng chất khác, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng sỏi thận,... 

Vai trò của vitamin K tuy không phổ biến như những loại vitamin khác (Vitamin C, vitamin D,..) nhưng nó là dưỡng chất cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.

Vitamin K giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm

2. Bố mẹ có nên tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh?

Vitamin K có thể tìm thấy trong sữa mẹ, tuy nhiên hàm lượng dưỡng chất trong sữa khá thấp, chỉ khoảng 2-5mcg/lít. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn quá yếu, vì vậy khó có thể tự hấp thụ lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, việc tiêm vitamin K cho trẻ là điều cần thiết để có thể bổ sung thêm lượng khoáng chất thiếu hụt. 

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu hụt Vitamin ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến xuất huyết não. Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này là 25 - 40%, kể cả khi điều trị thành công vẫn sẽ để lại một số di chứng như não úng thùy, bại não, động kinh… Khi cha mẹ chủ động tiêm vitamin K cho trẻ sẽ giúp giảm tỷ lệ xuất huyết não còn 0,25/100.000 bé.

Cha mẹ nên chủ động tiêm vitamin K cho con để giảm tỷ lệ xuất huyết não

3. Hướng dẫn cách tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Tiêm vitamin K là điều hoàn toàn cần thiết mà cha mẹ nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất mà cha mẹ cần nắm được về tiêm vitamin K cho trẻ:

3.1 Liều tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh

Sau khi chào đời, trẻ sẽ cần tiêm một mũi vitamin K1 hoặc K3, hiệu quả của 2 mũi tiêm này là như nhau. Nếu không lựa chọn phương pháp tiêm, cha mẹ cũng có thể cho con uống 3 lần vitamin K1 theo khuyến cáo của bác sĩ:

Đối với hình thức tiêm, lượng vitamin bổ sung được Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

  •  Trẻ sơ sinh có trọng lượng > 1500g: Tiêm bắp 1mg vitamin K1.
  •  Trẻ sơ sinh có trọng lượng < 1500g: Tiêm bắp 0.5 mg vitamin K1.

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cần đúng liều chỉ định

Hiện nay, các bậc cha mẹ thường lựa chọn hình thức tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh bởi tính tiện lợi, an toàn và độ hiệu quả cao. Theo các nghiên cứu từ Hà Lan, Đức, Úc,... việc tiêm vitamin K cho thấy hiệu quả phòng tránh xuất huyết não tốt hơn trong thời gian kéo dài hơn. Bên cạnh đó, việc tiêm vitamin K chỉ cần 1 mũi, còn uống vitamin K thì trẻ cần được bổ sung đủ 3 lần theo hướng dẫn của bác sĩ mới đảm bảo độ hiệu quả.

3.2 Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh khi nào?

Việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cần thực hiện ngay sau khi em bé vừa chào đời. Bởi lúc này cơ thể trẻ chưa có nhiều vitamin K và hàm lượng khoáng chất này trong sữa mẹ cũng không thể đáp ứng đủ lượng vitamin K mà trẻ cần. 

Sau khi được tiêm vào cơ thể trẻ sơ sinh, vitamin K sẽ có 2 cơ chế hoạt động:

  • Một phần vitamin K đi vào máu để lượng vitamin K có trong máu của trẻ tăng lên, khi đó lượng dưỡng chất này sẽ không bị tụt xuống thấp trong giai đoạn mới chào đời của trẻ.
  • Một lượng lớn vitamin K sẽ được lưu trữ trong gan của trẻ và được sử dụng dần với mục đích làm đông máu.
  • Phần còn lại sẽ giải phóng từ từ trong khoảng 2 - 3 tháng sau đó để duy trì lượng vitamin K ổn định trong cơ thể trẻ.
Việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh cần thực hiện ngay sau khi em bé vừa chào đời

3.3 Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Cha mẹ có thể đưa con tới cơ sở y tế địa phương và trung ương, ở bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân để thực hiện tiêm vitamin K. Thông thường, tại phòng sinh thường hoặc sinh mổ, trẻ sẽ được bác sĩ tiêm vitamin K ngay sau khi chào đời. 

Để chắc chắn con sẽ được tiêm mũi tiêm này, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan từ bệnh viện dự sinh. Sau khi trẻ chào đời, cha mẹ có thể hỏi nhân viên y tế để xác nhận con đã được tiêm vitamin K chưa, tránh trường hợp bác sĩ bỏ sót mũi tiêm này.

Lưu ý : Không tự ý thực hiện tiêm vitamin K cho bé tại nhà mà không có sự giám sát, theo dõi của các y bác sĩ, những người có chuyên môn.

4. Thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có tác hại gì?

Một trong những tác hại của việc trẻ sơ sinh không được bổ sung hàm lượng vitamin K cần thiết đó chính là tình trạng chảy máu một số vùng trên cơ thể của trẻ.

Mặc dù đây không phải là tình trạng xảy ra thường xuyên với trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu xuất hiện thì sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Trung bình cứ 5 trẻ gặp phải tình trạng này thì sẽ có 1 trẻ không may mắn tử vong.

Điều đáng quan tâm nhất khi trẻ thiếu hụt lượng vitamin K đó là xuất huyết não hoặc tổn thương não vĩnh viễn. Kể cả khi điều trị thành công, những di chứng mà tình trạng này để lại vẫn rất nặng nề.

Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K sẽ dẫn đến những tổn thương não bộ nghiêm trọng

5. Cách uống vitamin K cho trẻ sơ sinh đúng quy trình

Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo trẻ có thể bổ sung thêm lượng vitamin K cần thiết qua 2 hình thức: Tiêm hoặc uống. Nếu cha mẹ vì lý do bất khả kháng không thể tiêm vitamin K thì cần uống đủ 3 liều dưỡng chất này ở dạng vitamin K1 theo lịch trình cụ thể như sau:

  • Liều thứ nhất: Cho bé sử dụng sau khi chào đời 2mg vitamin K1.
  • Liều thứ hai: Cho trẻ sử dụng khi được 7 ngày tuổi với hàm lượng 2mg vitamin K1.
  • Liều thứ ba: Bổ sung khi trẻ khi tròn 1 tháng tuổi với hàm lượng 2mg vitamin K1.
Cần cho trẻ uống vitamin K đúng quy trình

Tổng kết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh đã trở thành điều bắt buộc cần thực hiện ngay sau khi trẻ ra đời. Chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ xuất huyết não và hàng loạt di chứng không thể khôi phục khác. Cha mẹ không nên vì sợ con đau mà trì hoãn mũi tiêm này bởi đây là điều cần thiết cho sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. 

Đừng quên truy cập Bestme ngay hôm nay để cập nhật những thông tin bổ ích liên quan tới sức khỏe và làm đẹp mỗi ngày nhé.

Có thể bạn sẽ thích
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn

Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất

Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!

9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả

Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại

Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?

Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u

Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!  

20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ

Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav

Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&

Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ

Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n

Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung

Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t

15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý

Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết

Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?

Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé!  &nb

15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất

Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!   

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé