Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết đơn giản 

Tác giả:

Thứ tư, 17/01/2024, 19:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Ngày Tết đang đến gần, gói bánh chưng là một trong những nét văn hoá không thể thiếu của người Việt. Hãy thử tự tay gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, đẹp mắt thơm ngon cho ngày Tết thêm ấm cúng nhé. Cùng Bestme tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên liệu làm bánh chưng 

Khác với những món bánh, bánh chưng mang hương vị rất đặc trưng, mang đậm giá trị văn hoá. Nguyên liệu quyết định rất lớn tới chất lượng của bánh chưng. Để làm một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:

Nguyên liệu làm bánh chưng
  • Gạo nếp: 650g
  • Đậu xanh: 400g
  • Thịt ba chỉ heo: 300g
  • Lá dong: khoảng 20 lá
  • Lạt giang
  • Gia vị: tiêu, dầu ăn, muối 

2. Cách gói bánh chưng

Gói bánh chưng là một trong những nét đẹp của người Việt được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi khi Tết đến xuân về, đây là một trong những bước không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dưới đây là các bước thực hiện chi tiết: 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Trước khi bắt đầu làm bánh chưng, gạo nếp được ngâm với nước ít nhất 4 tiếng hoặc có thể để qua đêm để nếp được ngậm đủ nước.  
  • Để có màu xanh đẹp mắt, bạn có thể ngâm cùng nước cốt lá dứa. 
  • Đậu xanh nên ngâm trong khoảng 2-3 tiếng trước khi gói bánh. 
  • Sau khi nếp đã được ngâm, đổ ra rổ và để ráo nước. Thêm 1 đến 2 muỗng muối và trộn đều nếp bằng tay. 
Chuẩn bị nguyên liệu
  • Bên cạnh đó, đậu xanh cũng cần rửa sạch, để ráo nước và trộn cùng với 1 thìa muối và 2 thìa tiêu xay để tạo độ cay nồng.
  • Thịt ba chỉ heo cũng được rửa sạch rồi thái thành các miếng nhỏ, dài khoảng 5-7 cm. Đồng thời, ướp thịt cùng với 1 chút tiêu xay, 1 chút muối để thịt thêm đậm đà hơn. 
  • Lá dong được trụng qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước sạch. Đồng thời, dùng khăn lau sạch 2 mặt lá. 

Xem thêm: Cách ướp thịt bánh chưng truyền thống ngon mê ly

Bước 2: Cách gấp lá bánh chưng

  • Đầu tiên, đặt mặt xanh xuống bên dưới và mặt nhạt hơn lên trên. Gấp mép lá theo chiều ngang, khoảng cách từ mép lá đến sống lá khoảng 2 đốt tay, sau đó vuốt cho lá thành nếp.
  • Sau đó, gấp đôi lá dong lại và miết đường gấp nếp. Làm tương tự với 3 lá còn lại.
Cách gấp lá bánh chưng
  • Sau khi gấp lá xong, xếp 4 chiếc lá lại với nhau và cắt ngắn hoặc dài tùy theo kích cỡ bánh mà bạn muốn làm.
  • Kế tiếp, mở lá và hấp 2 mép lá sao cho vuông góc với nhau. Bạn làm tương tự với những lá còn lại. Sau đó, xếp 4 lá vào với nhau để tạo thành khuôn.
  • Nắn chỉnh lá sao cho tạo thành khuôn hình vuông. Đồng thời, luồn 1 sợi dây lạt xuống dưới khuôn bánh để sau khi gói xong sẽ dùng để buộc bánh tạm thời.

Bước 3: Cách gói bánh chưng 

  • Sau khi chuẩn bị xong phần lá gói bánh, cho lần lượt các nguyên liệu bao gồm: 1 bát gạo nếp, ½ bát đậu xanh, 2-3 miếng thịt heo rồi thêm ½ bát đậu xanh và cuối cùng cho 1 bát gạo nếp.
  • Tiếp theo, gấp 2 bên mép lá đối diện nhau vào rồi dùng dây lạt buộc tạm thời để cố định bánh. Tiếp đến gấp 2 bên mép lá còn lại và căn chỉnh các góc bánh sao cho vuông vắn.
Cách gói bánh chưng
  • Buộc các sợi lạt lại để cố định bánh. Buộc dây lạt tạo thành hình caro trên mặt bánh, không cần quá chặt nhưng cũng không nên buộc quá lỏng.
  • Sau khi buộc hết dây lạt, bạn nắn nhẹ các góc bánh để bánh được vuông và nhân bên trong được dàn đều.
  • Bánh sau khi gói được luộc chín trong khoảng 7-8 tiếng, trong quá trình luộc, bạn cần thường xuyên kiểm tra lượng nước trong nồi để đảm bảo sao cho nước luôn ngập bánh. 

3. Yêu cầu thành phẩm

Bánh chưng sau khi gói xong có hình vuông, có độ dày vừa phải. Bên ngoài bọc 1 lớp lá dong xanh mướt. Bánh chưng khi nấu chín thường có màu xanh đặc trưng của lá dong, tạo nên sự kết hợp độc đáo tạo nên không khí Tết truyền thống. Bên trong nhân bánh béo ngậy với sự kết hợp hài hoà giữa đậu xanh và thịt ba chỉ heo tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Bánh chưng có thể làm quà Tết cũng rất hợp lý.  

Thành phẩm bánh chưng 

4. Một số lưu ý khi gói bánh chưng 

Để gói bánh chưng được đẹp và ngon thì bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ từ bước lựa chọn nguyên liệu tới bước gói và luộc bánh. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi gói bánh chưng:

4.1 Chọn nguyên liệu chất lượng 

  • Lá dong: Chọn lá dong dày, có độ rộng vừa phải, không quá già hoặc quá non. Lá dong non thường mỏng và nhạt, khó tạo nên khuôn bánh đầy đặn. Lá già cần được cắt tỉa để có độ rộng mong muốn. Chọn lá to đều, không bị rách nát, có màu xanh đậm, tươi sáng, và phần cuống lá nhỏ. Rửa sạch và lau khô lá trước khi gói, chần qua nước sôi để làm cho lá dẻo dai và không mất màu.
Chọn nguyên liệu chất lượng để bánh chưng được thơm ngon nhất
  • Gạo nếp: Lựa chọn gạo có độ mẩy đều, hạt bóng và màu trắng đục, có hương thơm đặc trưng. Ngâm gạo khoảng 10-12 tiếng, xóc gạo với một ít muối trắng và để ráo nước trước khi gói. Nếu muốn màu xanh và hương vị độc đáo, có thể sử dụng lá nếp hoặc lá riềng xay, lọc lấy nước để ngâm cùng gạo.
  • Đỗ xanh: Chọn hạt đỗ mẩy, tròn, với lòng màu xanh cho hương vị ngon hơn. Ngâm và đãi sạch vỏ đỗ để bánh giữ lâu hơn. Chọn đỗ chín và giã nhuyễn, tạo thành từng nắm nhân cho từng chiếc bánh. Đỗ chín giúp bánh giữ được lâu, không trộn lẫn với gạo khi gói và tạo lớp riêng biệt khi cắt bánh.
  • Thịt ba chỉ heo:  Chọn thịt ba chỉ có phần thịt và mỡ đều nhau để tạo vị thơm ngọt và béo ngậy. Ướp thịt với muối, bột ngọt và hạt tiêu, tránh sử dụng nước mắm để tránh làm thiu và làm đậm mùi bánh.

4.2 Cách gói và luộc bánh đúng cách

  • Cách gói bánh:

Tránh gói bánh quá chặt để tránh việc nở ra khi luộc, nhưng cũng cần buộc lạt chặt và ước lượng gạo cần gói để tránh bánh quá lỏng.

Gói và luộc bánh đúng cách để thành phẩm được thơm ngon nhất
  • Luộc bánh:

Quá trình luộc bánh là bước quan trọng để có được nồi bánh chưng thơm ngon và màu xanh đẹp mắt. Trước khi xếp bánh vào nồi, nên trải một lớp lá thừa và đặt cuống lá xuống dưới để tránh cháy đáy và làm cho bánh có màu xanh đẹp hơn. 

Luôn duy trì lửa to đều trong quá trình luộc và châm nước sôi hoặc nước nóng, tránh châm nước lạnh để không làm bánh bị lại gạo và không chín đều.

Thời gian luộc bánh cần khoảng 10-12 tiếng, không nên ngắn hơn để tránh bánh cứng hoặc sống. Đồng thời, không nên luộc quá lâu để tránh bánh trở nên nhão. 

Khi bánh đã chín, hãy vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh để loại bỏ cặn bẩn trên lá. Sau đó, ép bánh với vật nặng để có độ rền, dẻo và hình vuông đẹp mắt.

Tổng kết

Gói bánh chưng có nhiều cách khác nhau, đây là một trong những nét văn hoá của người Việt mỗi khi Tết đến. Bài viết trên, Bestme đã chia sẻ tới bạn các bước gói bánh chi tiết cùng một số lưu ý nhỏ để thành phẩm được hoàn hảo nhất. Hy vọng công thức trên sẽ giúp bạn có thể tự tay làm bánh chưng ngay tại nhà trong dịp Tết này.

Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất về các công thức nấu nướng trong chủ đề ăn uống lành mạnh được Bestme cập nhật hàng ngày nhé!

Có thể bạn sẽ thích
1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt không?  

Sữa chua nha đam chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp cải thiện vóc dáng và làm đẹp da. Vậy trong 1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn nhiều c&o

Bật mí 2 cách làm mứt dừa thơm ngon béo ngậy ngày Tết

Vào mỗi dịp Tết, chị em nội trợ lại xôn xao tìm kiếm các cách làm mứt dừa để làm món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Ngoài

Cách bảo quản mứt dừa lâu và không bị chảy nước

Mứt dừa là một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, cách bảo quản mứt dừa sao cho không bị chảy nước và được lâu

Bật mí cách làm mứt dừa bằng nồi chiên không dầu đơn giản cho ngày Tết

Một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết là mứt dừa. Với hương vị bùi béo, thơm ngon, đây chắc chắn sẽ khiến ai cũng mê mẩn. Trong

Gợi ý 3 cách làm mứt dừa bánh tẻ giòn ngọt 

Mỗi khi Tết đến xuân về, cách làm mứt dừa bánh tẻ được nhiều người tìm kiếm để có thể tự tay làm tại nhà. Hương vị của món mứt béo

Hướng dẫn chi tiết cách làm mứt dừa lá dứa giòn xanh

Mứt dừa lá dứa với màu xanh cùng hương vị béo ngậy thơm ngon được nhiều người yêu thích. Bạn có thể tự tay làm món ăn này ngay tại

Cách làm bánh tét trứng muối béo ngậy ai cũng mê 

Món bánh tét trứng muối với hương vị béo ngậy, thơm ngon từ các nguyên liệu. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm bánh tét n&a

Cách làm bánh tét nhân ngọt siêu ngon ngày Tết 

Nếu các loại bánh tét truyền thống đã quá quen thuộc mỗi dịp lễ Tết thì có thể thay đổi khẩu vị với bánh tét nhân ngọt. Vậy b&aacut

Cách làm bánh tét nước tro mềm dẻo, thơm ngon 

Bánh tét nước tro với màu sắc đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn trong dịp Tết này. Cách làm món ăn này cũng kh&aa

Cách làm bánh tét nhân dừa cốm lạ miệng 

Làm bánh tét đã dần trở thành một phong tục không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Dạo gần đây, chị em nội trợ đang “rần rần" tì

Hướng dẫn cách làm bánh tét hạt điều bùi béo ngậy 

Bánh tét hạt điều với hương vị béo ngậy cùng hàm lượng calo thấp phù hợp với những người đang trong chế độ giảm cân. Nếu bạn sợ tăng cân trong dịp

Cách gói bánh tét chuối chuẩn vị miền Tây 

Bánh tét chuối là món ăn biến tấu từ bánh tét truyền thống với hương vị lạ miệng. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm ngay tại nhà

Cách gói bánh tét chay healthy ngày Tết 

Bánh tét chay với các nguyên liệu đơn giản, giúp giảm đáng kể lượng calo, phù hợp trong các ngày tết. Bạn có thể tự tay làm

Bật mí cách làm bánh tét lá cẩm thơm ngon lạ miệng 

Bánh tét lá cẩm với màu tím bắt mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn làm trong dịp Tết. Tuy nhiên, để bánh sao cho đảm bả

Hướng dẫn cách gói bánh tét 3 màu cho ngày Tết 

Vào ngày Tết truyền thống, miền Trung và miền Nam thường có bánh tét 3 màu với mong cầu mang lại may mắn trong năm. Đây chắc chắn là m&oac