Cách làm bánh chưng chay ngon miệng mà không sợ béo
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Trong ngày Tết, bánh chưng chay là một lựa chọn phù hợp để giảm lượng calo nạp vào cơ thể từ các món ăn. Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng chay có phần nhân không thịt giúp bạn ăn nhiều mà không bị ngấy. Cùng Bestme tìm hiểu các bước chi tiết làm bánh chưng chay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh chưng chay
Bánh chưng là một món ăn truyền thống của người Việt. Để bánh được xanh, chắc và vẫn giữ được độ béo ngậy thì việc lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Gạo nếp: 500g
- Đậu xanh: 300g
- Hạt sen: 200g
- Lá riêng: 100g
- Nấm: 200g
- Lá dong: 20 lá
- Gia vị: dầu ăn, hạt tiêu, muối…
Lưu ý: Ước lượng trên để làm khoảng 2 chiếc bánh với các nhân bánh khác nhau.
2. Cách làm bánh chưng chay
Nếu bạn đang trong chế độ giảm cân thì nhất định không nên bỏ qua cách làm bằng chưng chay không có thịt. Thay vào đó, nhân bánh dùng hạt sen, nấm, hoặc đậu xanh. Cùng tìm hiểu các bước chi tiết ngay dưới đây.
2.1. Cách gói bánh chưng chay nhân đậu xanh
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Sau khi vo gạo nếp sạch, bạn có thể ngâm dùng nước lá riềng để tạo màu xanh sau khi luộc bánh (ngâm trước khi gói từ 6-8 tiếng). Sau thời gian ngâm đủ, vớt ra để ráo nước và trộn thêm gia vị (2 thìa cà phê muối và 2 thìa cà phê bột nêm).
Bước 2: Sơ chế đậu xanh
- Cho đậu xanh trong nước khoảng 2-3 tiếng, sau đó nấu chín. Giã nhuyễn đậu xanh bằng chày (đổ bớt nước nếu còn nhiều). Thêm dầu ăn, muối, hạt tiêu, trộn đều và chia thành 10 phần.
- Lá dong được rửa sạch, để ráo hoặc lau khô.
Bước 3: Gói bánh
- Gấp lá thành các góc vuông và cẩn thận xếp vào khuôn. Lấy gạo nếp (2/3 chén) cho vào khuôn và dàn đều. Thêm nhân đậu xanh và phủ lên trên một lớp gạo nếp nữa.
- Ép từ ngoài vào để tạo hình bánh, sau đó lấy khuôn ra và dùng lạt để buộc bánh. Ép mạnh tay để bánh không hở, giúp sau khi luộc bánh trở nên ngon hơn.
- Bạn cũng có thể gói bánh bằng tay (không sử dụng khuôn), nhưng cần nén chặt để bánh chắc tay hơn. Sử dụng khuôn giúp bánh có hình dáng đẹp hơn.
Bước 4: Nấu bánh chưng chay
Xếp bánh chưng đã gói vào nồi ngắn gọn để tránh nát bánh, đổ nước ngập mặt bánh và nấu ở lửa nhỏ trong khoảng 6-8 tiếng. Để tránh cháy bánh, có thể lót lá thừa hoặc cọng lá ở đáy nồi khi đun lửa quá to.
2.2. Cách gói bánh chưng chay nhân hạt sen và nấm
Bước 1: Ngâm gạo nếp và đậu xanh làm bánh chưng chay:
- Ngâm riêng nếp cẩm, gạo lứt, và đậu xanh mỗi loại trong 3 thau khác nhau.
- Đổ nước sạch vào từng thau sao cho nguyên liệu được ngập.
- Ủ gạo và đậu qua đêm, sau đó vớt ra để ráo.
- Trộn gạo lứt với nếp cẩm, sau đó cho vào nồi sạch.
- Thêm nửa lít nước lọc vào nồi, nấu cho đến khi cạn nước, sau đó rót thêm 200 ml nước lọc vào nồi. Nấu và xào nếp cho đến khi nước cạn lần nữa, sau đó tắt bếp.
- Nêm muối vào đậu xanh, trộn đều và hấp chín. Dùng mặt sau muỗng để nhuyễn mịn đậu xanh đã hấp.
Bước 2: Sơ chế hạt sen tươi và các loại nấm làm nhân:
- Ngâm nấm tuyết, nấm đông cô trong nước ấm, sau đó vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh.
- Luộc chín hạt sen, sau đó vớt ra.
- Thái nấm và hạt dẻ thành miếng nhỏ dạng sợi.
- Đun dầu thực vật trong chảo, thêm gừng và hành băm phi thơm.
- Xào nấm đông cô trong 30 phút, sau đó thêm hạt sen, nấm tuyết, và hạt dẻ. Nêm gia vị và đảo đều trước khi tắt bếp.
Bước 3: Cách gói bánh chưng chay bằng khuôn gỗ:
- Gấp lá dong gấp đôi theo chiều dọc, đo phần tư lá với khuôn gỗ và cắt đi phần thừa.
- Mở rộng lá dong và đặt vào khuôn gỗ theo hình vuông.
- Đặt dây lạt dưới khuôn gỗ và đổ nếp cẩm, đậu xanh, và nhân nấm vào lớp nếp.
- Nén nguyên liệu bằng khuôn gỗ, đặt lá dong vuông lên trên và gấp theo hướng đã chỉ dẫn.
- Gỡ khuôn gỗ ra và buộc lại bằng dây lạt.
Bước 4: Luộc bánh chưng:
- Xếp lá dong dư vào đáy nồi, đặt bánh chưng lên trên.
- Đổ nước sôi ngập bánh, đặt vật nặng lên trên để giữ bánh luôn ngập nước.
- Luộc khoảng 2 tiếng, sau đó vớt ra và treo lên để khô.
Xem thêm: Gợi ý cách gói bánh chưng bằng lá chuối cực đơn giản
3. Cách bảo quản bánh chưng chay
Bánh chưng chay thường được làm để ăn trong cả dịp Tết, vì vậy, bạn cần biết cách bảo quản đúng cách để bánh không bị ôi thiu hoặc mốc. Nếu bạn chưa biết cách bảo quản, hãy thử tham khảo cách dưới đây:
- Để bảo quản bánh chưng lâu, sau khi luộc xong, bạn cần để bánh chưng ráo nước.
- Bánh chưng chưa ăn nên được đặt ở nơi thoáng khí, khô ráo, tránh tiếp xúc với các món ăn khác để ngăn ngừa sự phát sinh của nấm và mốc.
- Khi sử dụng dao cắt bánh, đảm bảo dao sạch sẽ, không có bụi bẩn hoặc thức ăn khác.
- Nếu bánh chưng chưa ăn và bạn không ăn hết, hãy bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và đặt vào tủ lạnh. Khi ăn, hấp lại hoặc chiên giòn.
- Bánh chưng chay chứa hành phi và dầu ăn trong nhân, do đó dễ bị hư hơn so với bánh chưng thông thường. Để đảm bảo chất lượng, hãy tiêu thụ bánh chưng chay trong vòng từ 2 - 3 ngày.
4. Hàm lượng calo trong bánh chưng chay? Có béo không?
Lượng calo trong một chiếc bánh chưng phụ thuộc vào kích thước và thành phần chính của nó. Bánh chưng chay không chứa thịt heo hoặc thịt gà, thay vào đó là các các thành phần như hạt sen, đậu xanh, nấm,... Một chiếc bánh chưng chay có thể chứa khoảng 250 đến 350 calo.
Lượng calo này tương đối thấp so với một chiếc bánh chưng truyền thống. Vì vậy, bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không lo béo. Ngoài ra, nên điều chỉnh lượng ăn phù hợp, đồng thời kết hợp cùng các loại rau củ để tăng hàm lượng chất xơ. Đừng quên trong dịp Tết này cần tập thể dục thể thao giúp tiêu thụ lượng calo dư thừa và không bị béo nhé!
Tổng kết
Bánh chưng chay vừa thơm ngon vừa không lo béo, đây chắc chắn là lựa chọn phù hợp với ai đang trong quá trình giảm cân. Bài viết trên, Bestme đã chia sẻ tới bạn công thức làm bánh chưng chay đơn giản nhất. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công!
Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất trên Bestme với các chủ đề chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp nhé!
Sữa chua nha đam chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp cải thiện vóc dáng và làm đẹp da. Vậy trong 1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn nhiều c&o
Vào mỗi dịp Tết, chị em nội trợ lại xôn xao tìm kiếm các cách làm mứt dừa để làm món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Ngoài
Mứt dừa là một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, cách bảo quản mứt dừa sao cho không bị chảy nước và được lâu
Một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết là mứt dừa. Với hương vị bùi béo, thơm ngon, đây chắc chắn sẽ khiến ai cũng mê mẩn. Trong
Mỗi khi Tết đến xuân về, cách làm mứt dừa bánh tẻ được nhiều người tìm kiếm để có thể tự tay làm tại nhà. Hương vị của món mứt béo
Mứt dừa lá dứa với màu xanh cùng hương vị béo ngậy thơm ngon được nhiều người yêu thích. Bạn có thể tự tay làm món ăn này ngay tại
Món bánh tét trứng muối với hương vị béo ngậy, thơm ngon từ các nguyên liệu. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm bánh tét n&a
Nếu các loại bánh tét truyền thống đã quá quen thuộc mỗi dịp lễ Tết thì có thể thay đổi khẩu vị với bánh tét nhân ngọt. Vậy b&aacut
Bánh tét nước tro với màu sắc đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn trong dịp Tết này. Cách làm món ăn này cũng kh&aa
Làm bánh tét đã dần trở thành một phong tục không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Dạo gần đây, chị em nội trợ đang “rần rần" tì
Bánh tét hạt điều với hương vị béo ngậy cùng hàm lượng calo thấp phù hợp với những người đang trong chế độ giảm cân. Nếu bạn sợ tăng cân trong dịp
Bánh tét chuối là món ăn biến tấu từ bánh tét truyền thống với hương vị lạ miệng. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm ngay tại nhà
Bánh tét chay với các nguyên liệu đơn giản, giúp giảm đáng kể lượng calo, phù hợp trong các ngày tết. Bạn có thể tự tay làm
Bánh tét lá cẩm với màu tím bắt mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn làm trong dịp Tết. Tuy nhiên, để bánh sao cho đảm bả
Vào ngày Tết truyền thống, miền Trung và miền Nam thường có bánh tét 3 màu với mong cầu mang lại may mắn trong năm. Đây chắc chắn là m&oac