Cách làm bánh chưng đen chuẩn vị núi rừng
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Bánh chưng đen là một trong những món ăn với hương vị mới lạ nhất định bạn không thể bỏ qua. Đây không chỉ là một cách biến tấu từ bánh chưng truyền thống mà còn là nét văn hoá đẹp của người dân tộc. Trong bài viết dưới đây, Bestme sẽ chia sẻ tới bạn cách làm chi tiết món bánh chưng đen này. Cùng tham khảo nhé!
1. Bánh chưng đen của dân tộc nào?
Bánh chưng đen Mường Lò, một đặc sản truyền thống của người Tày, thường xuất hiện trong các dịp Tết. Với hương vị và màu sắc lạ mắt, món ăn này đã trở thành biểu tượng của Yên Bái, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và luôn là sự lựa chọn để đón tiếp khách của đồng bào dân tộc miền núi.
Khi đến Yên Bái vào dịp Tết, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức Bánh chưng đen Mường Lò, đồng thời hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của người Tày và cộng đồng dân tộc tại đây. Bạn cũng có thể mua về làm quà dành tặng tới người thân, bạn bè cũng rất phù hợp.
2. Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh chưng đen
Khác với bánh chưng truyền thống, bánh chưng đen gây ấn tượng với lớp vỏ ngoài màu đen tuyền cùng nhân đỗ xanh mang đến một hương vị cực lạ miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có dịp để thưởng thức món ăn này. Hãy thử tự tay làm bánh chưng đen trong dịp Tết này với các bước chi tiết dưới đây:
2.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu làm bánh chưng đen cơ bản cũng giống như cách làm bánh chưng truyền thống. Tuy nhiên, người Tày sử dụng lá muối rồi qua công đoạn sơ chế để tạo màu đen cho bánh. Dưới đây là một số nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm món bánh chưng này:
- Gạo cum: 2kg
- Cây muối: khoảng 5 lá
- Lá dong: 20 lá
- Thịt lợn: 500g
- Hạt tiêu: 50g
Lượng nguyên liệu trên phù hợp để làm từ 4-5 chiếc bánh chưng tuỳ theo kích thước.
2.2 Các bước thực hiện
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn đã có thể sẵn sàng làm món bánh chưng đen. Cách làm bánh tương tự như cách làm bánh chưng xanh bằng lá dứa . Dưới đây là các bước thực hiện chi tiết bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xay bột lá muối
- Sau khi lá muối được phơi khô, tiến hành xay nhỏ tạo hỗn hợp bột màu đen nhuyễn mịn.
- Tiếp đó, gạo được vo sạch và để ráo. Cho gạo vào cối giã nhẹ tay cùng với bột lá muối để tạo hỗn hợp gạo có màu đen cực lạ mắt.
Bước 2: Làm nhân bánh
- Đỗ xanh được ngâm cùng với nước lọc trong khoảng 6-7 tiếng trước khi gói bánh, ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm để qua đêm.
- Bước kế tiếp, cho đỗ lên hấp chín, kiểm tra độ chín bằng cách nhấn nhẹ. Nếu thấy các hạt đỗ mềm là có thể tắt bếp.
- Cho đỗ ra bát rồi dùng thìa để tạo hỗn hợp đỗ xanh nhuyễn mịn. Đồng thời, bạn có thể nắm thành các nắm vừa phải để làm nhân bánh.
- Thịt lợn được rửa sạch sẽ, thái thành các miếng mỏng dài khoảng 5-7 cm. Tiếp đó, ướp cùng với 1 chút tiêu để tạo vị cay nhẹ.
Bước 3: Gói bánh chưng đen
- Sau khi các nguyên liệu trên đã được sơ chế, tiến hành gói bánh chưng đen:
- Đầu tiên, trải khoảng 2-3 lá dong xuống rồi cho hơn 1 bát gạo vào.
- Tạo rãnh ở giữa gạo và cho đỗ xanh cùng thịt lợn đã sơ chế vào giữa.
- Tiếp đó, thêm đậu xanh sao cho kín thịt. Đồng thời cho thêm 1 bát gạo vào sao cho kín hết phần nhân là bạn đã hoàn thành 1 chiếc bánh chưng đen.
Bước 4: Luộc bánh
- Bánh sau khi gói xong được xếp vào nồi luộc chín. Đổ nước với ngập mặt bánh rồi đun với lửa lớn.
- Sau khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun ở lửa vừa. Sau khoảng 1-2 tiếng, bạn nên kiểm tra lượng nước bên trong nồi. Nếu thấy nước cạn, có thể chế thêm nước sôi sao cho đảm bảo ngập mặt bánh.
- Sau khoảng 6-8 tiếng, bạn đã có ngay một nồi bánh chưng đen với lớp vỏ bên ngoài xanh, bên trong mềm dẻo cực hấp dẫn.
- Bánh sau khi vớt được để ráo hoặc chèn vật nặng lên để bánh được rền hơn.
Xem thêm: Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh chưng đen
3. Cách chọn nguyên liệu làm bánh chưng đen
Nguyên liệu chất lượng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới hương vị của bánh chưng đen. Để chọn được nguyên liệu đảm bảo, bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây:
- Gạo cum: Gạo có nguồn gốc từ bông lúa, sau đó được phơi khô và chỉ được tuốt và xay thành gạo khi cần làm bánh, không sử dụng gạo xay sẵn.
- Cây muối: Cây muối sau khi cắt bỏ lớp vỏ ngoài và phơi khô, than được đốt sau khi nguội, sau đó giã nhuyễn và sàng loại bỏ tạp chất. Bột than sau đó được trộn với gạo đã vo sạch cho đến khi tạo thành màu đen nhánh trước khi sàng để loại bỏ cặn trước khi làm bánh. Cây muối còn mang lại mùi thơm cho bánh, và một số vùng khác thì sử dụng thân cây núc nác thay cho cây muối.
- Lá dong: Chọn lá dong rừng có tảo lá đẹp và đều nhau, tránh chọn lá dong dầu để tránh mùi dầu làm ảnh hưởng đến hương vị của bánh.
- Thịt lợn: Thịt sử dụng để làm bánh chưng đen là phần nạc vai kèm theo một ít mỡ, giúp bánh không quá khô và mang lại hương vị béo ngậy.
- Hạt tiêu: Chọn hạt tiêu nhỏ, tròn, có lòng xanh và được xay đều, tránh chọn hạt lép hay mốc để đảm bảo chất lượng của bánh chưng đen.
4. Cách thưởng thức bánh chưng đen
Sau khi vớt Bánh chưng đen ra, bạn có thể thưởng thức ngay từ lúc nóng hổi. Khi bóc vỏ, người Thái thường sử dụng lạt để cắt bánh thành những miếng nhỏ phù hợp. Mỗi miếng bánh đều có hương thơm đặc trưng từ lá dong, kết hợp với vị mềm dẻo của gạo nếp và thịt lợn ngậy béo trong nhân đỗ xanh béo béo, bùi bùi chắc chắn đủ khiến bạn mê mẩn.
Người Tày thường thích thưởng thức món bánh chưng đen kèm theo nước mắm. Họ cũng thường kết hợp với gà nướng hoặc thịt trâu gác bếp Yên Bái để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu muốn đổi khẩu vị, bạn cũng có thể thưởng thức Bánh chưng đen nướng. Dù cách chế biến nào, hương vị của món ăn vẫn đủ để kích thích mọi giác quan của bạn.
Tổng kết
Món bánh chưng đen với hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng màu sắc bắt mắt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn ngay trong lần đầu thưởng thức. Bài viết trên, Bestme đã chia sẻ tới bạn công thức làm bánh chưng đen chi tiết với các bước cực đơn giản. Hy vọng công thức trên sẽ giúp bạn có thể tự tay làm ngay tại nhà để thưởng thức cùng người thân trong dịp Tết này.
Theo dõi Bestme để cập nhật những công thức nấu nướng mới nhất nhé!
Sữa chua nha đam chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp cải thiện vóc dáng và làm đẹp da. Vậy trong 1 hộp sữa chua nha đam bao nhiêu calo? Ăn nhiều c&o
Vào mỗi dịp Tết, chị em nội trợ lại xôn xao tìm kiếm các cách làm mứt dừa để làm món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Ngoài
Mứt dừa là một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, cách bảo quản mứt dừa sao cho không bị chảy nước và được lâu
Một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong ngày Tết là mứt dừa. Với hương vị bùi béo, thơm ngon, đây chắc chắn sẽ khiến ai cũng mê mẩn. Trong
Mỗi khi Tết đến xuân về, cách làm mứt dừa bánh tẻ được nhiều người tìm kiếm để có thể tự tay làm tại nhà. Hương vị của món mứt béo
Mứt dừa lá dứa với màu xanh cùng hương vị béo ngậy thơm ngon được nhiều người yêu thích. Bạn có thể tự tay làm món ăn này ngay tại
Món bánh tét trứng muối với hương vị béo ngậy, thơm ngon từ các nguyên liệu. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm bánh tét n&a
Nếu các loại bánh tét truyền thống đã quá quen thuộc mỗi dịp lễ Tết thì có thể thay đổi khẩu vị với bánh tét nhân ngọt. Vậy b&aacut
Bánh tét nước tro với màu sắc đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn trong dịp Tết này. Cách làm món ăn này cũng kh&aa
Làm bánh tét đã dần trở thành một phong tục không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Dạo gần đây, chị em nội trợ đang “rần rần" tì
Bánh tét hạt điều với hương vị béo ngậy cùng hàm lượng calo thấp phù hợp với những người đang trong chế độ giảm cân. Nếu bạn sợ tăng cân trong dịp
Bánh tét chuối là món ăn biến tấu từ bánh tét truyền thống với hương vị lạ miệng. Dịp Tết này, bạn có thể tự tay làm ngay tại nhà
Bánh tét chay với các nguyên liệu đơn giản, giúp giảm đáng kể lượng calo, phù hợp trong các ngày tết. Bạn có thể tự tay làm
Bánh tét lá cẩm với màu tím bắt mắt cùng hương vị thơm ngon được nhiều người lựa chọn làm trong dịp Tết. Tuy nhiên, để bánh sao cho đảm bả
Vào ngày Tết truyền thống, miền Trung và miền Nam thường có bánh tét 3 màu với mong cầu mang lại may mắn trong năm. Đây chắc chắn là m&oac