Cho con bú uống vitamin C được không? Cách bổ sung tốt nhất

Tác giả:

Thứ tư, 21/08/2024, 17:42 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Đang cho con bú uống vitamin C được không là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C là một loại vitamin tốt cho mọi đối tượng và lứa tuổi, kể cả mẹ đang cho con bú. Có những cách nào bổ sung vitamin C cho mẹ sau sinh an toàn? Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này của Bestme!

1. Phụ nữ cho con bú uống vitamin C được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể uống vitamin C. Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển và tái tạo mô, đặc biệt là sự phát triển xương, răng, và collagen ở trẻ sơ sinh.

Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng vitamin C khuyến nghị cho phụ nữ đang cho con bú là khoảng 120 mg/ngày [1]. Các chất bổ sung thường chứa vitamin C dưới dạng axit ascorbic, có khả dụng sinh học tương đương với axit ascorbic tự nhiên trong thực phẩm [1]. 

Tóm lại, uống vitamin C trong giới hạn khuyến nghị là an toàn cho phụ nữ cho con bú và có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Mẹ cho con bú uống vitamin C được không?

2. Dấu hiệu thiếu vitamin C sau sinh

Mẹ sau khi sinh nếu gặp tình trạng thiếu hụt vitamin C thì sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu ớt

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng bằng cách hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng. Thiếu vitamin C cơ thể mẹ bỉm có thể dẫn đến mệt mỏi và cảm giác yếu ớt do cơ thể không thể duy trì mức năng lượng ổn định.

  • Dễ bị bầm tím, vết thương lâu lành

Vitamin C cần thiết cho sự tổng hợp collagen, một protein cấu trúc quan trọng giúp da và mô liên kết giữ được sự bền vững. Thiếu vitamin C dẫn đến giảm sản xuất collagen, làm suy yếu thành mạch máu và làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến bầm tím và chậm lành vết thương.

  • Sưng nướu, chảy máu

Một triệu chứng điển hình của thiếu vitamin C sau khi sinh là viêm nướu (gum disease) và chảy máu nướu. Vitamin C hỗ trợ sức khỏe của mô nướu và giúp duy trì các mô liên kết trong miệng. Khi thiếu hụt, nướu có thể bị viêm, dễ chảy máu và cảm giác đau.

  • Da thô, khô ráp

Vitamin C giúp duy trì độ ẩm và đàn hồi của da nhờ vào sự sản xuất collagen và cấu trúc da. Thiếu vitamin C có thể làm giảm khả năng giữ nước của da, dẫn đến tình trạng da khô, thô ráp và dễ bị kích ứng sau khi sinh.

  • Đau khớp và cơ

Vitamin C ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp và cơ bắp bởi vì nó hỗ trợ tổng hợp collagen, một phần quan trọng của sụn và mô liên kết. Sau sinh bị thiếu vitamin C có thể làm suy yếu các mô này, gây ra đau khớp và cơ, đồng thời có thể làm giảm khả năng hồi phục sau khi sinh đẻ.

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin C sau sinh

3. Lợi ích của vitamin C với phụ nữ cho con bú

Sau khi đã giải đáp được câu hỏi cho con bú uống vitamin C được không, bạn đọc cùng tham khảo tiếp các lợi ích của vitamin C đối với phụ nữ cho con bú, kèm theo các tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh.

3.1 Tác động đến nguồn sữa

Vitamin C có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Nó góp phần vào sự tổng hợp collagen, điều này có thể cải thiện sức khỏe mô vú và hỗ trợ quá trình sản xuất sữa. Thiếu vitamin C có thể làm giảm nồng độ vitamin C trong sữa mẹ, ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa. [1]

Vitamin C có tác động tích cực đến nguồn sữa mẹ

3.2 Tăng cường miễn dịch

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh và có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. [2]

3.3 Giúp răng và xương chắc khỏe

Vitamin C hỗ trợ sức khỏe của răng và xương bằng cách giúp tổng hợp collagen, một thành phần quan trọng trong cấu trúc của răng và xương. [3]

3.4 Tăng khả năng hấp thụ sắt

C là loại vitamin sau sinh có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm, đặc biệt là sắt non-heme có trong thực phẩm thực vật. Điều này rất quan trọng cho phụ nữ cho con bú để ngăn ngừa thiếu máu. [4]

Vitamin C hỗ trợ tăng cường hấp thụ sắt, phòng tránh thiếu máu sau sinh

3.5 Hỗ trợ làm lành vết thương

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương bằng cách hỗ trợ tổng hợp collagen và sửa chữa mô. Điều này giúp phụ nữ sau sinh hồi phục các vết thương sau sinh nhanh hơn. [5]

3.6 Chống lại quá trình oxy hóa

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. [6]

3.7 Giúp phòng ngừa bệnh viêm vú

Hiện nay, không có nhiều nghiên cứu cụ thể và rõ ràng chỉ ra vai trò trực tiếp của vitamin C trong việc phòng ngừa viêm vú. Tuy nhiên, vai trò của vitamin C trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe mô có thể góp phần gián tiếp trong việc giảm nguy cơ viêm vú.

Vitamin C được ghi nhận có tác dụng gián tiếp đến việc giảm viêm vú

⭐⭐⭐Bạn đọc cũng quan tâm: Cho con bú uống vitamin E được không

4. Cách bổ sung vitamin C cho mẹ sau sinh

Có 2 cách bổ sung vitamin C cho mẹ đang trong giai đoạn cho con bú đảm bảo hiệu quả, an toàn.

4.1 Bổ sung từ chế độ dinh dưỡng

Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất, mẹ đang cho con bú có thể dễ dàng thêm vào thực đơn ăn uống dinh dưỡng hằng ngày của mình. Dưới đây là bảng hàm lượng vitamin C có trong một số loại thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin C cho mẹ đang cho con bú:

Thực phẩm

Hàm lượng Vitamin C (mg) trong mỗi 100g

% DV*

Ớt đỏ, ngọt, ăn sống

190

158%

Kiwi

92

77%

Cam

53.2

44.3%

Dâu tây

58.8

49%

Súp lơ xanh, nấu chín

89.2

74.3%

Bưởi

31.2

26%

Cải Brussels, nấu chín

85

70.8%

Ớt xanh, ngọt, sống

80.4

67%

Dưa lưới

36.7

30.6%

Bắp cải, nấu chín

37

30.8%

*%DV: Mức độ đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày (120mg) dành cho mẹ đang cho con bú.

Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C

4.2 Sử dụng thực phẩm bổ sung

Lượng vitamin C khuyến cáo cho phụ nữ đang cho con bú là 120 mg mỗi ngày và đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống là 40 mg mỗi ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), giới hạn trên của hàm lượng vitamin C dành cho mẹ đang cho con bú là 2000 mg [1]

Liều cao vitamin C hàng ngày lên đến 1000 mg làm tăng lượng sữa, nhưng không đủ để gây ra mối lo ngại về sức khỏe cho trẻ bú mẹ và không phải là lý do để ngừng cho con bú.

Các bà mẹ đang cho con bú có thể cần bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống của mình để đạt được lượng khuyến cáo hoặc để khắc phục tình trạng thiếu hụt. Liều lượng vitamin C của bà mẹ trong vitamin dành cho bà bầu ở mức hoặc gần mức khuyến cáo không làm thay đổi lượng sữa. [7]

Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm bổ sung

5. Cho con bú uống vitamin C DHC được không?

Thương hiệu DHC có một sản phẩm chuyên bổ sung vitamin C đó là viên uống DHC Vitamin C Hard Capsule. Mỗi viên uống vitamin C DHC đều bổ sung 500mg vitamin C giúp bạn bổ sung hữu hiệu nhu cầu vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối với mẹ đang cho con bú, trước tiên mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ xin tư vấn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, DHC còn có một sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất dành riêng cho mẹ đang cho con bú - DHC Perfect Supplement Vitamins & Minerals for Nursing Support.

Mỗi ngày 4 viên uống vitamin và khoáng tổng hợp cho mẹ cho con bú DHC là bạn đã được bổ sung 50mg vitamin C mỗi ngày, không bị vượt quá hàm lượng khuyến nghị. Ngoài vitamin C, sản phẩm còn bổ sung thêm một số dưỡng chất khác tốt cho mẹ bỉm như DHC, vitamin D, canxi, folic acid,....

Bổ sung vitamin C cho mẹ cho con bú bằng viên uống của DHC

Tổng kết

Mẹ cho con bú uống vitamin C được không là một vấn đề dinh dưỡng mà mẹ cần phải được tư vấn kỹ. Bổ sung vitamin C sau khi sinh sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để có kế hoạch uống vitamin C hợp lý và hiệu quả, phù hợp với cơ địa, bạn nên tìm đến tư vấn chuyên sâu của bác sĩ uy tín.

Để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe sau sinh hữu ích, đừng quên ghé thăm Bestme mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-HealthProfessional/

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5707683/

[3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26343111/

[4] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6940487/

[5] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24796079/

[6] https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acsami.7b16055

[7] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544628/

Có thể bạn sẽ thích
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn

Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất

Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!

9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả

Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại

Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?

Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u

Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!  

20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ

Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav

Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&

Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ

Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n

Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung

Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t

15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý

Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết

Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?

Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé!  &nb

15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất

Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!   

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé