8 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu, thai nhi và cách bổ sung an toàn

Thứ tư, 22/03/2023, 11:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Mục lục


Trong quá trình mang thai, việc thiếu hụt canxi ở mẹ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của chính thai nhi. Thế nhưng, nhiều mẹ bầu thường bỏ quên việc bổ sung canxi cho đến khi cơ thể lên tiếng.

Trong bài viết này, Bestme sẽ bật mí 8 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu và thai nhi cũng như cách bổ sung an toàn nhé!

1. Tầm quan trọng của canxi với bà bầu và lượng canxi cần thiết

Canxi là một loại khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự vững chắc của hệ xương nói riêng và việc phát triển khỏe mạnh của cơ thể nói chung. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, việc bổ sung canxi cho người mẹ càng phải được chú trọng. 

1.1 Vai trò của canxi khi mang thai

Nếu cung cấp canxi không đủ, thai nhi trong quá trình tăng trưởng sẽ lấy trực tiếp canxi trong xương của người mẹ để có thể hình thành và phát triển. Điều này khiến người mẹ đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhất là tình trạng thiếu canxi sinh lý. Do đó, việc bổ sung canxi cho bà bầu là rất cần thiết. 

Canxi có vai trò quan trọng cho sự phát triển trong suốt thai kỳ

Bên cạnh đó, một cơ thể có đầy đủ canxi còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong suốt thai kỳ như:

  • Đảm bảo thai nhi trong bụng có đủ canxi để phát triển hệ xương toàn diện và mạnh khỏe. Cùng lúc đó đảm bảo sự toàn vẹn trong bộ xương người mẹ
  • Giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi tình trạng loãng xương, xốp xương hay xương yếu dễ gãy (thường xuất hiện khi cơ thể thiếu canxi sinh lý).
  • Tham gia vào việc điều tiết quá trình đông máu, giúp cho máu đông tự nhiên.
  • Có đầy đủ canxi còn giúp nhịp tim cũng như các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể được duy trì ổn định.
  • Canxi còn là chất xúc tác mạnh mẽ cho sản xuất sữa mẹ sau sinh.
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ tiền sản gây giật ở bà bầu, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.

1.2 Nhu cầu canxi khi mang thai là bao nhiêu?

Nhu cầu canxi khi mang thai của người mẹ có sự thay đổi rõ rệt tùy theo tuổi thai nhi, cụ thể [1] :

  • Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tối thiểu 900mg canxi/ngày.
  • Ở 3 tháng giữa thai kỳ, người phụ nữ cần 1000mg - 1200mg canxi/ngày.
  • Tại 3 tháng cuối, phụ nữ có thai cần hàm lượng canxi lên tới 1500mg/ngày để cung cấp đủ canxi cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, tùy theo từng thể trạng mà mỗi mẹ bầu sẽ có một nhu cầu canxi khác biệt. Để xác định chính xác cũng như tránh sự thiếu hụt canxi, chị em hãy thăm khám từ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn loại canxi cũng như liều lượng canxi phù hợp với thai phụ.

2. Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu

Xương vốn là một mô sống nên mỗi ngày canxi sẽ lắng đọng và bài tiết ra bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, lượng canxi trong xương của mẹ bầu còn có thể bị rút ra để cung cấp cho thai nhi. 

Cho nên, mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng không hấp thụ đủ canxi, gây nên nhiều vấn đề nguy hại tức sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu không thể bỏ qua!

2.1 Chuột rút, đau nhức cơ bắp

Đây là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu thường xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, thai nhi cần một lượng rất nhiều canxi để có thể phát triển toàn diện hệ xương. Nếu không cung cấp đủ, canxi có trong xương của người người mẹ sẽ tự rút bớt để truyền sang bé. 

Đau nhức cơ bắp là triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu khá phổ biến

Điều này khiến cho mẹ bầu thiếu hụt canxi, gây nên những cơn co cứng, chuột rút, đau nhức cơ bắp của người mẹ.

2.2 Móng tay giòn, dễ gãy

Không chỉ có lợi với xương, thành phần canxi còn tham gia quá trình giúp cho móng tay, móng chân được chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu canxi, phần móng sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn. 

Vậy nên, nếu phụ nữ mang thai cảm thấy móng tay và móng chân của mình mỏng đi, dễ gãy khi va chạm thì rất có thể mẹ bầu đang bị thiếu canxi và cần được bổ sung kịp thời.

2.3 Răng vàng, đau răng

Lượng calci không chỉ được dự trữ trong xương mà còn ở răng. Do vậy, nếu thiếu hụt canxi, chắc chắn mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau nhức, cảm thấy hàm răng không được chắc khỏe hay bị lung lay, thậm chí chảy máu chân răng… 

Tình trạng này không chỉ gây nên các bệnh răng miệng như răng vàng, viêm nha chu, sâu răng mà còn khiến mẹ bầu ăn uống kém ngon miệng.

2.4 Tê tay chân

Đây là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu thường xuất hiện trong tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngoài ra, thời điểm này, thai nhi cũng bắt đầu phát triển mạnh, làm chèn ép các mạch máu, khiến máu khó lưu thông. Kết quả là tay chân của mẹ bầu dễ bị tê mỏi.

Một dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu là tê tay chân thường xuyên

2.5 Mệt mỏi

Có một sự thất bất ngờ không phải mẹ bầu nào cũng biết! Canxi không chỉ tham gia xây dựng hệ cơ xương vững chắc mà còn cân bằng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Chính vì thế, khi thiếu canxi ở bà bầu sẽ gây nên hiện tượng người mệt mỏi, tay chân cảm thấy rã rời, thậm chí, không có năng lượng làm việc. Mẹ bầu cảm thấy uể oải cả thể chất tới tinh thần. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, thai phụ nhớ bổ sung đủ canxi nhé!

Thiếu canxi ở bà bầu khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi

2.6 Co giật các cơ mặt và bàn tay

Co giật các cơ mặt và bàn tay là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cực kỳ nghiêm trọng. Nó là biểu hiện rõ ràng khi mẹ bầu bị hạ canxi huyết quá mức, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe. Nếu chính bạn đọc hoặc vợ, người thân đang gặp tình trạng nãy, hãy đưa tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

2.7 Đau lưng

Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn dần, khiến cơ thể mẹ bầu nặng nề hơn và người bị uốn cong về phía trước. Điều này khiến nhiều mẹ bầu bị đau lưng và nghĩ rằng đây là một hiện tượng khá bình thường.

Đau lưng là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu không nên chủ quan

Thế nhưng chị em không nên chủ quan, bởi, rất có thể việc đau lưng là do bạn đang thiếu hụt canxi nghiêm trọng, mật độ xương cũng suy giảm nên cơ thể thường xuyên đau nhức, mệt mỏi.

2.8 Mất ngủ

Trong cơ thể, canxi còn tham gia vào quá trình sản xuất melatonin - loại hormone giúp ngon giấc. Do đó, nếu mẹ bầu đang thiếu hụt canxi thì rất có thể gặp tình trạng mất ngủ hay ngủ không được sâu giấc.

3. Cách bổ sung canxi cho bà bầu an toàn

Canxi là thành phần có sẵn trong rất nhiều thực phẩm có sẵn. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm giàu canxi . Một số thực phẩm vô cùng dồi dào canxi mà phụ nữ có thai không thể bỏ qua:

Thực phẩm ( 100g )

Canxi ( mg )

Thực phẩm (100 mg )

Canxi ( mg )

Rau dền cơm

341

Sữa bột tách béo

1,400

Rau cần ta

310

Tôm đồng

1.120

Rau đay

182

Pho mát

760

Rau ngót

169

Lòng đỏ trứng vịt

146

Rau muống

100

Cua bể

141

Thế nhưng, không phải cứ nạp thực phẩm có chứa nhiều Canxi thì cơ thể sẽ hấp thụ đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Thực tế, theo nhiều nghiên cứu, nếu chỉ dựa vào chế độ ăn thì mỗi mẹ bầu chỉ hấp thụ tối đa 30% hàm lượng nhu cầu canxi được khuyến nghị mỗi ngày. 

Nguyên nhân là bởi tùy theo từng thể trạng mỗi người, hay thành phần photpho và vitamin D có trong thực phẩm mà sự hấp thu canxi có sự thay đổi. 

Mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất để bổ sung canxi

Trước vấn đề này, mẹ bầu có thể dùng thêm thực phẩm hỗ trợ như sữa bầu hay viên uống chức năng bổ sung canxi như Viên uống DHC Calcium + CBP tới từ thương hiệu DHC của Nhật Bản.

Đây là sản phẩm được đánh giá là vô cùng an toàn với mẹ bầu do sở hữu bảng thành phần lành tính, hoàn toàn tự nhiên như:

  • Canxi từ bột vỏ trứng : đây là nguồn canxi mà cơ thể sẽ hấp thụ dễ dàng hơn so với canxi cacbonat tinh khiết truyền thống.
  • CBP: đây là một thành phần protein được chiết xuất từ sữa non. Chính vì thế, nó là nguồn dinh dưỡng vô cùng hữu hiệu. 

Do đó, viên uống DHC là giải pháp hữu hiệu trong việc duy trì lượng canxi trong cơ thể, đặc biệt giúp xương chắc khỏe và cơ thể phát triển toàn diện.

Sử dụng viên uống canxi DHC để đẩy lùi biểu hiện thiếu canxi ở bà bầu

Bổ sung canxi vừa an toàn, vừa hiệu quả với viên uống nhà DHC ngay hôm nay!

Thế nhưng Bestme vẫn khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là đối với mẹ bầu có tình trạng tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri hay sản phụ mắc tiểu đường… vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung canxi vào cơ thể nhé!

Tổng kết

Trên đây là 8 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu mà mọi người không được chủ quan. Phụ nữ có thai hãy lưu ý và bổ sung canxi một cách an toàn, hiệu quả để cả mẹ và bé yêu sẽ luôn khỏe mạnh nhé!

Và đừng quên theo dõi website Bestme để được cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích khác nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. Calcium intake from diet and supplement use during early pregnancy: the Expect study I .
Có thể bạn sẽ thích
Tất tần tật những tác hại của tỏi và lưu ý phải biết khi ăn

Ít ai biết rằng, tỏi cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể. Cùng Bestme khám phá tất tần tật những tác hại của tỏi và một số lưu &yacut

Giải mã 7 tác hại của ngò rí (rau mùi) không phải ai cũng biết

Không nhiều người biết tới 7 tác hại của ngò rí, tác động lớn tới sức khỏe. Cùng Bestme khám phá ngay qua bài viết dưới đây nh&eacut

Hé lộ những tác hại của cây cỏ xước gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Cây cỏ xước nếu sử dụng không đúng cách loại cây này sẽ mang đến những tác dụng ngược cho sức khỏe của người sử dụng. Cùng Bestme khám ph&aa

11 tác hại của đậu phộng (hạt lạc) nhất định cần phải biết

Đậu phộng là loại thực phẩm rất tốt và thường thấy trong bữa cơm của người Việt. Để hiểu hơn về loại thực phẩm này, Bestme sẽ chia sẻ 11 tác hại của đậu phộng ngay qua b&ag

Cẩn trọng 8 tác hại của cà phê đối với phụ nữ cực nghiêm trọng

Cà phê, thức uống quen thuộc nhưng lại ẩn chứa nhiều tác hại nghiêm trọng đối với phụ nữ. Bài viết dưới đây Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 8 t&a

6 tác hại của đậu đũa cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cần biết

Đậu đũa cũng là loại thực phẩm rất dễ gây ngộ độc nếu bạn sử dụng không đúng cách. Cùng Bestme khám phá ngay 6 tác hại của đậu đũa cực kỳ n

7 tác hại của whey protein với sức khỏe và cách phòng tránh

Whey protein nếu bổ sung này quá mức sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Cùng Bestme giải đáp những tác hại của whey protein với sức khỏe cùng với ph&o

Tiết lộ 5 tác hại của mỡ trăn khiến bạn phải ngỡ ngàng

Bài viết dưới đây Bestme sẽ tổng hợp giúp bạn 5 tác hại của mỡ trăn để bạn có được những thông tin chi tiết hơn về loại dược liệu này nhé! &nbs

8 tác hại của đậu đen xanh lòng và trắng lòng bạn cần biết

Đậu đen nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể đối mặt với một số tác hại của đậu đen, bao gồm cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng và thiếu máu. C&ugrav

9 tác hại của đậu xanh với sức khỏe khiến bạn ngỡ ngàng

Tác hại của đậu xanh không phải ai cũng biết để có thể điều chỉnh lượng hạt sử dụng khoa học, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn

Tiết lộ 16 tác hại của cà phê đối với sức khỏe cần phải biết

Những hậu quả tiêu cực của cà phê đối với sức khỏe thường bị xem nhẹ và bỏ qua. Bài viết này, Bestme sẽ tiết lộ 16 tác hại của cà phê kh&oci

Cẩn trọng 8 tác hại của rượu ổi đối với sức khỏe khi sử dụng

Sử dụng rượu ổi không đúng cách có thể dẫn đến một số tác hại nguy hiểm. Cùng Bestme tìm hiểu 8 tác hại của rượu ổi với sức khỏe khi sử dụng kh&o

Giải mã tác dụng và 8 tác hại của rượu ớt đối với sức khỏe

Rượu ớt nếu sử dụng không đúng cách, loại đồ uống này có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng Bestme t&igrav

6 tác hại của nước mía với sức khỏe và những điều cần lưu ý

Nước mía nếu dùng không đúng cách có thể để lại các ảnh hưởng ngoài ý muốn. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề n&ag

Hé lộ tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới

Hãy cùng Bestme tìm hiểu tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới và nam giới ngay trong bài viết này nhé!