4 tác hại của cây tầm bóp và những lưu ý quan trọng khi dùng
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Cây tầm bóp là loại cây mọc dại và khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết tới công dụng chăm sóc sức khỏe và tác dụng phụ khi sử dụng sai cách của loại cây này. Qua bài viết này, bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu những tác hại của cây tầm bóp và lưu ý sử dụng để chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé!
1. Tìm hiểu về cây tầm bóp
Cây tầm bóp là loài cây thân thảo, thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Physalis angulata. Loài cây này còn thường được biết tới với tên gọi khác như cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đặc điểm của cây tầm bóp là cao khoảng 50 - 90 cm, thân phân nhánh nhiều, lá màu xanh, hoa trắng có nhuỵ vàng.
Quả của cây mọc quanh năm, mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ li ti và bề mặt nhẵn. Bên ngoài quả có 1 lớp đài bảo vệ giống như một túi bọc. Cây tầm bóp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch, cải thiện thị lực,…
2. Những tác hại của cây tầm bóp
Bên cạnh những lợi ích, tác hại của cây tầm bóp cũng được nhiều bạn đọc quan tâm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
2.1 Gây dị ứng
Nhiều người có thể gặp tác dụng phụ khi ăn quả của cây tầm bóp là dị ứng. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp phải là khó thở, nổi mẩn ngứa,… Lúc này, bạn nên dừng sử dụng và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2.2 Gây ngộ độc
Tầm bóp vốn là loài cây dại nên có thể gây ngộ độc. Đặc biệt, tình trạng này còn thường gặp hơn khi bạn ăn quả tầm bóp xanh. Tuy nhiên, nhiều người có cơ địa nhạy cảm thì ăn quả chín cũng có thể gặp tình trạng dị ứng hoặc ngộ độc không mong muốn.
2.3 Gây tương tác thuốc
Quả tầm bóp có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu hoặc chống tiểu cầu. Do đó, khi đang sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại quả này.
2.4 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Quả tầm bóp thường bị nhầm với quả lu lu, bởi hình dáng khá tương đồng với nhau.
Việc ăn nhầm quả lu lu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ vì loại quả này chứa độc tố Solanin. Nếu ăn phải một lượng lớn các quả lu lu còn xanh và lá tươi, sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng như sốt, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là rối loạn tiêu hoá.
3. Lưu ý khi sử dụng để tránh tác dụng phụ của cây tầm bóp
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng nhằm tránh các tác hại của quả tầm bóp nhé!
- Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc nên hạn chế sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên hạn chế ăn loại quả này và cần có ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng.
- Sau khi ăn quả tầm bóp, nếu có những hiện tượng buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,... cần dừng lại và ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất.
- Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có nhiều độc tính.
✔️✔️✔️Tìm hiểu nhiều hơn: Tác hại của lá mơ lông
Tổng kết
Tác hại của cây tầm bóp đã được Bestme gợi ý trong bài viết này. Với những thông tin này, Bestme hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về loại cây này và sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe cơ thể nhé!
Đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để nắm bắt thêm những thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích khác bạn nhé!
Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn
Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!
Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại
Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u
Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!
Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ
Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav
Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&
Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n
Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t
Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết
Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé! &nb
Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!
Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé