11 tác hại của đậu phộng (hạt lạc) nhất định cần phải biết

Tác giả:

Chủ nhật, 21/04/2024, 19:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Đậu phộng là loại thực phẩm rất tốt và thường thấy trong bữa cơm của người Việt. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn có thể chế biến và kết hợp trong nhiều món ăn để gia tăng hương vị. Để hiểu hơn về loại thực phẩm này, Bestme sẽ chia sẻ 11 tác hại của đậu phộng ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng

Đậu phộng hay lạc là nguồn thực phẩm rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Đặc biệt, đậu phộng còn là nguồn chất béo tốt và bổ sung nhiều loại khoáng chất cho cơ thể như Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine,... 

Giá trị dinh dưỡng của 100gr đậu phộng thô ước tính gồm:

  • Năng lượng: 567 kcal
  • Chất đạm: 25,8 gram
  • Chất béo: 49,2 gram
  • Carbohydrate: 16,1 gram
  • Chất xơ: 8,5 gram
  • Đường: 4.7 gram
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng (hạt lạc)

2. Những tác hại của đậu phộng không phải ai cũng biết

Cùng Bestme tìm hiểu ngay 11 tác hại của đậu phộng, giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé!

2.1 Gây tình trạng thiếu cân bằng omega

Đậu phộng chứa nhiều axit béo omega-6 nhưng lại thiếu hụt omega-3. Omega-6 và omega-3 phải hoạt động kết hợp và cân bằng mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Việc mất cân bằng hai loại axit béo này có thể dễ dẫn đến tình trạng viêm, góp phần gây ra béo phì, bệnh tim, viêm khớp và các vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

2.2 Gây dị ứng

Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng khá phổ biến. Các triệu chứng thường gặp khi bị phản ứng dị ứng với đậu phộng là sổ mũi, ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, khó thở,... 

Thậm chí, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới sốc phản vệ và gặp các triệu chứng như co thắt khí quản, giảm huyết áp, chóng mặt, mất ý thức,...

Tác hại của đậu phộng thường gặp nhất là dị ứng

2.3 Có thể tiêu thụ nhiều muối

Đậu phộng có hàm lượng natri khá thấp, chỉ khoảng 5mg trong 28gr. Tuy nhiên, đậu phộng thường được dùng khá nhiều muối trong chế biến, để gia tăng hương vị vì lạc khá nhạt. Bạn chỉ bên tiêu thụ muối ở lượng 2300mg (khoảng 1 thìa cà phê) mỗi ngày. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng muối khi chế biến đậu phộng.

Đậu phộng thường được chế biến với nhiều muối, làm tăng tiêu thụ muối trong cơ thể

2.4 Khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn

Đậu phộng là loại thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo. Tuy nhiên, những người bị bệnh gout được khuyến cáo nên hạn chế bổ sung những loại thực phẩm nhiều protein và dầu mỡ. Do đó, người bệnh gout ăn đậu phộng cũng rất nguy hiểm và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

2.5 Tác hại của đậu phộng gây ức chế sự hấp thụ khoáng chất 

Đậu phộng có chứa hoạt chất Phytate, đây là một thành phần có khả năng liên kết với các chất dinh dưỡng khác và làm giảm sự hấp thụ của chúng. Các khoáng chất dễ bị ảnh hưởng nhất là sắt, kẽm, canxi và mangan, từ đó gây ra sự thiếu hụt. 

Đậu phộng có thể làm giảm sự hấp thu của một số khoáng chất

2.6 Gây chứng khó tiêu

Với người đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn đậu phộng vì dễ gặp triệu chứng khó tiêu. Bởi, đậu phộng có lượng chất béo lớn, khi hấp thụ quá nhiều có thể khiến túi mật không tiết đủ dịch mật để tiêu hóa. Từ đó, bạn sẽ gặp tình trạng khó tiêu và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

2.7 Nhiễm trùng khi ăn đậu phộng sống

Đậu phộng được trồng và thu hoạch từ dưới đất lên nên vỏ thường bị nhiễm vi trùng hoặc trứng ký sinh trùng. Do đó, việc ăn đậu phộng sống rất dễ gặp tình trạng nhiễm các loại vi trùng và có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý.

Nhiễm trùng khi ăn sống là một trong các tác hại của đậu phộng

2.8 Gây tình trạng nóng trong

Theo y học cổ truyền, đậu phộng có tính nóng nên rất dễ gây nóng trong. Điều này có thể giải thích là do cơ thể phải nạp một lượng lớn chất béo và protein. Việc tiêu hóa hai loại hoạt chất này có thể khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động liên tục, gây mất nước và sinh nhiệt, còn gọi là nóng trong.

✍️✍️✍️Tìm hiểu thêm: Ăn đậu phộng có nổi mụn không

2.9 Ảnh hưởng đến đường huyết

Một trong những tác hại của đậu phộng không quá phổ biến là tác động đến đường huyết. Tuy đậu phộng không chứa quá nhiều đường nhưng lại chứa hàm lượng chất béo lớn. Việc ăn đậu phộng sẽ khiến lượng chất béo trong cơ thể tăng cao và khó duy trì được lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Ăn đậu phộng quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu

2.10 Gây béo phì

Một trong những tác hại của đậu phộng cực phổ biến là béo phì. Theo ước tính, 100gr đậu phộng chứa tới 49,24gr chất béo, đây là hàm lượng đủ cung cấp cho 165% nhu cầu chất béo cần thiết cho 1 ngày của người trưởng thành. Do đó, việc ăn nhiều đậu phộng rất dễ dẫn tới tình trạng béo phì hoặc tăng cân khó kiểm soát.

Tác hại của hạt lạc là gây béo phì

2.11 Ảnh hưởng không tốt đến tim mạch

Ăn một lượng lớn đậu phộng có thể khiến lượng chất béo trong máu tăng cao. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nặng hơn có thể gây đột quỵ.

3. Lưu ý để phòng tránh tác hại của hạt lạc

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để bạn có thể ăn đậu phộng đúng cách và tốt cho sức khỏe nhất nhé!

  • Tuyệt đối không sử dụng hạt đậu phộng cho những người dị ứng với loại thực phẩm này.
  • Đậu phộng mốc thường chứa nhiều hoạt chất gây ung thư hay ngộ độc nên bạn tuyệt đối không nên ăn.
  • Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 30gr đậu phộng, tương đương khoảng 53 hạt.
  • Người có dạ dày hoặc tiêu hóa kém nên hạn chế ăn đậu phộng, vì chúng có thể khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
Lưu ý khi ăn để phòng tránh tác hại của đậu phộng

Tổng kết

Qua bài viết này, bạn đã cùng Bestme tìm hiểu 11 tác hại của đậu phộng cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể hiểu hơn về loại thực phẩm này và bổ sung đậu phộng vào bữa ăn hàng ngày 1 cách hợp lý nhất.

Đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để cập nhật thêm thông tin chăm sóc sức khỏe khác nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Vai trò và cách bổ sung omega 3 cho phụ nữ sau sinh tốt nhất

Bổ sung omega 3 cho phụ nữ sau sinh là vô cùng quan trọng giúp duy trì sức khỏe cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển của bé. Cùng Bestme t&igrav

TOP 5 những thực phẩm gây mất sữa sau sinh được kiểm chứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ sau sinh mất sữa. Hãy cùng Bestme khám phá những thực phẩm gây mất sữa sau sinh đã đượ

Lợi ích và cách bổ sung kẽm cho mẹ sau sinh an toàn

Đọc ngay bài viết này của Bestme để biết cách bổ sung kẽm cho mẹ sau sinh, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ, hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp ổn định t&acir

Dấu hiệu thiếu sắt và cách bổ sung sắt cho mẹ sau sinh tối ưu

Bổ sung sắt cho mẹ sau sinh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh. C&ugra

Phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì để khỏe mạnh, tránh mất sữa?

Ngoài các thực phẩm lợi sữa cần bổ sung thì mẹ sau sinh kiêng ăn gì cũng cần được chú ý rất nhiều. Đọc ngay bài viết này của Bestme để nắm

Nguyên nhân mẹ bị táo bón sau sinh và cách chữa trị hiệu quả

Táo bón sau sinh là tình trạng rất nhiều mẹ bỉm gặp phải. Vậy làm cách nào để trị táo bón cho mẹ sau sinh dứt điểm và hiệu quả? H&

2 cách bổ sung DHA cho mẹ sau sinh cho con bú tốt nhất

Bổ sung DHA cho mẹ sau sinh là rất quan trọng bởi đây được coi là dưỡng chất vàng cho sự phát triển trí não của bé. Cùng Bestme tìm

Mẹ cho con bú uống biotin được không? Nên uống thế nào?

Các mẹ sau sinh thường gợi ý nhau nên bổ sung thêm biotin để cải thiện một số tình trạng như rụng tóc, da thô ráp. Vậy mẹ cho con bú uống bi

Cách bổ sung vitamin A cho mẹ sau sinh an toàn hiệu quả

Bổ sung vitamin A cho mẹ sau sinh là việc vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Cùng Bestme tìm hiểu cách uống vitamin A

Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh hiệu quả nhất

Bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh như thế nào cho hiệu quả? Cùng Bestme tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!   

Cho con bú uống vitamin C được không? Cách bổ sung tốt nhất

Đang cho con bú uống vitamin C được không là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C là một loại vitamin tốt cho mọ

Phụ nữ đẻ mổ kiêng ăn gì? Nên kiêng ăn bao lâu để tránh sẹo?

Phụ nữ sau sinh mổ không chỉ phải chú trọng bồi bổ mà còn phải kiêng khem rất nhiều để không làm ảnh hưởng đến quá trình "lành&q

Cho con bú uống vitamin E được không? Uống loại nào tốt?

Có rất nhiều phụ nữ sau sinh bị thiếu vitamin E trầm trọng. Vậy lúc này mẹ cho con bú uống vitamin E được không? Nên uống bao nhiêu là đủ? Cù

Phụ nữ cho con bú uống collagen được không? Nên uống loại nào?

Đang cho con bú uống collagen được không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ sau sinh. Cụ thể cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này! &nbs

22 bài tập tăng chiều cao trước khi đi ngủ hiệu quả tức thì

Theo nghiên cứu, hoạt động thể chất trước khi ngủ sẽ giúp ta dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Hơn thế, thời gian ngủ cũng là lúc tuyến yên hoạt động m