6 tác hại của rượu tỏi cực kì nguy hiểm nếu bạn không biết
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Rượu tỏi được biết đến là một loại thức uống dân gian, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại rượu này cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu ngay 6 tác hại của rượu tỏi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những tác hại của rượu tỏi bạn cần phải biết
Cùng Bestme tìm hiểu ngay những tác hại tiêu cực của rượu tỏi để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn nhé!
1.1 Ảnh hưởng đến gan thận
Rượu tỏi là một loại đồ uống có cồn nên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới gan và thận nếu sử dụng một liều lượng nhiều và liên tục. Chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột.
Chỉ 10% lượng cồn đào thải, còn lại sẽ đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tổ Chức Thận Anh Quốc đã chứng minh thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Bởi, thận lọc và thải chất độc ra khỏi máu, làm suy giảm chức năng này của thận.
1.2 Gây kích ứng dạ dày
Kích ứng dạ dày là một trong những tác hại của rượu tỏi khá phổ biến và nhiều người thường mắc phải. Bởi, tỏi chứa chất allicin, sẽ làm kích ứng dạ dày và rối loạn tiêu hoá. Hơn hết, bạn sẽ còn gặp tình trạng đau bụng hoặc đi ngoài không kiểm soát được.
1.3 Làm tăng nguy cơ chảy máu
Hấp thụ một lượng tỏi quá lớn vào cơ thể sẽ khiến máu loãng hơn, tăng nguy cơ chảy máu. Bạn sẽ dễ gặp tình trạng xuất huyết trong và ngoài đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, bị máu khó đông, đang bị thương hoặc đang uống các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
1.4 Tương tác với thuốc
Nhiều chuyên gia đã khuyến nghị rượu tỏi có thể xảy ra phản ứng với một số loại thuốc đặc biệt. Bạn không nên dùng đồng thời rượu tỏi với các loại thuốc như: Thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, thuốc tránh thai,... Rượu tỏi có thể cản trở sự hấp thụ của các loại thuốc này vào cơ thể và làm giảm hiệu quả của chúng.
1.5 Tác hại của rượu tỏi gây ảnh hưởng đến thị lực
Tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt. Do đó, những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt thường được khuyến nghị nên hạn chế ăn tỏi hoặc sử dụng các chế phẩm từ tỏi, trong đó có cả rượu tỏi.
1.6 Tác động đến huyết áp
Rượu tỏi có thể tác động đến huyết áp cơ thể. Tỏi chứa thành phần Allicin, có khả năng tổng hợp lưu huỳnh, hỗ trợ làm giảm huyết áp. Thế nên, rượu tỏi chỉ phù hợp với những người có huyết áp cao, còn những người huyết áp thấp nên hạn chế uống.
2. Ai không nên dùng rượu tỏi để tránh tác dụng phụ
Dưới đây là một số đối tượng mà các chuyên gia không khuyến khích sử dụng rượu tỏi:
- Trẻ nhỏ
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Người cao tuổi tình trạng sức khỏe suy nhược
- Bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật
- Người mắc các bệnh nặng về gan, thận, viêm loét dạ dày tá tràng và rối loạn tiêu hóa.
- Những người mắt yếu hoặc đang gặp các vấn đề về mắt.
- Người bệnh đang uống các loại thuốc chống đông máu.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Để sử dụng rượu tỏi an toàn nhất cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Sau khi uống rượu tỏi, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để khử mùi tỏi và hạn chế vi khuẩn gây ảnh hưởng tới răng lợi của bản thân.
- Kết hợp uống rượu tỏi với chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Những trường hợp đặc biệt hoặc đang có bệnh nền cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để uống rượu tỏi.
- Trường hợp người bị cao huyết áp khi sử dụng tỏi, rượu tỏi cần phải chú ý điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp nếu muốn dùng lâu dài.
Tổng kết
Qua bài viết này, Bestme đã chia sẻ 6 tác hại của rượu tỏi cực kỳ nguy hiểm. Đồng thời, Bestme cũng chia sẻ thêm những lưu ý quan trọng để bạn có thể sử dụng rượu tỏi một cách an toàn và tốt nhất cho sức khỏe.
Đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để biết thêm những thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích khác nhé!
Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn
Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!
Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại
Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u
Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!
Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ
Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav
Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&
Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n
Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t
Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết
Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé! &nb
Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!
Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé