Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D
Mục lục
Mở rộngMục lục
Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của mỗi người. Đây được xem là thành phần giúp ổn định, cân bằng và giữ cho cơ thể có thể trạng tốt nhất. Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu vitamin D thì sẽ ra sao, có thể gây ra những bệnh gì? Những dấu hiệu đặc trưng nào giúp nhận biết thiếu vitamin D để có những giải pháp phù hợp nhất.
Hãy để Bestme giải đáp tất cả những thắc mắc trên trong bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân khiến cơ thể thiếu vitamin D
Việc cơ thể rơi vào tình trạng thiếu vitamin D có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu vitamin D của cơ thể:
- Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Một phần vitamin D được tổng hợp trong cơ thể dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Do đó khi không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cơ thể bị thiếu vitamin D cần thiết.
- Ít tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin D: Phần lớn vitamin D có nhiều trong các nguồn thức ăn từ động vật như: cá, lòng đỏ, trứng , sữa, dầu cá,… Bởi vậy nếu không được bổ sung đủ các nguồn thực phẩm này cơ thể có thể bị thiếu vitamin D. Đặc biệt điều này dễ xảy ra với những người theo chế độ ăn thuần chay.
- Mất khả năng hấp thụ vitamin D: Một số bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D từ thực phẩm.
- Sử dụng thuốc ức chế vitamin D: Một số người đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc như chống co giật, chống ung thư, chống viêm thường có chứa những thành phần có thể ức chế quá trình tổng hợp, giảm hấp thụ vitamin D. Từ đó gây ra tình trạng thiếu vitamin D cho cơ thể.
2. Thiếu vitamin D gây ra bệnh gì?
2.1 Còi xương ở trẻ em
Khi trẻ em thiếu vitamin D khiến cơ thể không còn đủ điều kiện để hấp thu đủ canxi và photphoric từ thức ăn. Qua đó dẫn đến sự suy yếu và mất cường độ của xương khiến xương trở nên mềm, yếu, dễ gãy và gây ra còi xương.
2.2 Loãng xương ở người lớn
Loãng xương là bệnh thường thấy ở những người lớn đang rơi vào tình trạng bị thiếu vitamin D. Được biết vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và sử dụng canxi trong cơ thể. Do đó khi cơ thể thiếu vitamin D khiến cho quá trình hấp thu canxi từ thực phẩm và tái hấp thu canxi từ xương kém hiệu quả dẫn đến giảm mật độ xương và làm xương trở yếu và dễ gãy hơn.
2.3 Bệnh tim mạch
Vitamin D giữ vai trò ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu vitamin D trong một khoảng thời gian sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, tắc động mạch vành,…
2.4 Các bệnh viêm nhiễm
Bổ sung đủ hàm lượng vitamin D trong cơ thể sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nên nếu bạn gặp tình trạng thiếu vitamin D sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi. Lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và kéo theo các nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm như: mẩn ngứa, lupus,… Ngoài ra có thể mắc phải những vấn đề nặng hơn như hình thành những ổ viêm trong cơ thể dẫn đến viêm khớp, viêm đường ruột,…
2.5 Bệnh tâm lý
Các vấn đề về tâm lý cũng được xếp vào những bệnh điển hình thường gặp khi cơ thể thiếu vitamin D. Vitamin D ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của não bộ. Do đó, những người thiếu vitamin D có thể mắc các vấn đề rối loạn tâm lý hay giảm khả năng nhận thức ở người lớn tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu vitamin D
Để nhận biết được bản thân hay mọi người xung quanh có ai bị thiếu hụt vitamin D hay không bạn có thể tham khảo một vài dấu hiệu dưới đây:
- Mệt mỏi và mất tập trung: Thiếu vitamin D có thể khiến cơ thể rơi vào cảm giác mệt mỏi và suy nhược dẫn đến mất, thiếu hụt năng lượng và khó tập trung trong nhiều việc.
- Rối loạn giấc ngủ: Đây là dấu hiệu dễ nhận ra khi cơ thể thiếu vitamin D. Khi thiếu vitamin D sẽ gây các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm và ngủ không sâu giấc.
- Giảm cường độ cơ bắp: Thiếu vitamin D làm giảm cường độ của cơ bắp từ đó khiến cho việc vận động và thực hiện hiện các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
- Rối loạn tâm trạng: Trầm cảm, lo âu hay căng thẳng là những dấu hiệu về tâm trạng khi cơ thể bị thiếu vitamin D.
- Các vấn đề về xương: Vitamin D giữ vai là chất tổng hợp canxi cho cơ thể. Do đó khi cơ thể bị thiếu vitamin D sẽ là lúc hệ xương xuất hiện những vấn đề còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.
4. Ai có nguy cơ thiếu vitamin D?
Sau đây là các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D:
- Trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng bổ sung vitamin D lý tưởng cho trẻ. Tuy nhiên hàm lượng vitamin D3 có trong sữa mẹ khá thấp. Cụ thể với 1 lít sữa mẹ chỉ chứa tới 25 IU vitamin D3 nên không thể đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Người cao tuổi: Đối với những người trên 50 tuổi sẽ xảy ra tình trạng thiếu vitamin D3 do da bị lão hóa. Bởi vì khi da bị lão hóa sẽ khiến da kém hấp thu ánh sáng mặt trời và sản sinh vitamin D3. Ngoài ra những người lớn tuổi thường dành nhiều thời gian trong nhà. Điều này làm tăng khả năng thiếu vitamin D3 của cơ thể. Và chính đây cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ gãy xương.
- Người có làn da sẫm màu: Những người da màu sẫm có hàm lượng lớn melanin trong lớp biểu bì nên làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D3 từ ánh sáng mặt trời.
- Người thừa cân béo phì: Những người béo phì có lượng mỡ dưới da rất lớn nên một phần vitamin D được giữ lại ở đây. Do đó làm giảm lượng vitamin D3 giải phóng vào máu. Từ đó khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu vitamin D.
Ngoài ra, những người ăn chay, người dùng những thuốc như corticoid, thuốc kháng nấm, kháng siêu vi, kháng động kinh…. Hay những người mắc các bệnh mạn như: xơ nang, kém hấp thu, bệnh gan mật, suy dinh dưỡng, viêm ruột mạn,... đều là đối tượng cơ thể rất dễ bị thiếu hụt vitamin D.
5. Hàm lượng vitamin D khuyến nghị mỗi ngày
Nhu cầu của vitamin D còn phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khỏe và giới tính của mỗi người. Để biết được hàm lượng chính xác nhất, bạn có thể thăm khám y tế hoặc tham khảo hàm lượng tổng quát sau đây:
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên: 600 IU/ngày
- Người lớn từ 19 đến 70 tuổi: 600 IU/ngày
- Người cao tuổi trên 70: 800 IU/ngày
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú: 600 IU/ngày
Tổng kết
Qua những thông tin đã được đề cập phía trên bài viết đã cho ta một cái nhìn rõ hơn về vai trò của vitamin D đối với cơ thể con người. Chỉ với việc cơ thể thiếu vitamin D là đã có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy để cơ thể luôn được khỏe mạnh bạn cần nắm rõ các dấu hiệu thiếu vitamin D để phát hiện và bổ sung kịp thời nhé.
Hãy luôn đồng hành và theo dõi Bestme để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích khác nhé.
Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn
Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!
Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại
Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u
Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!
Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ
Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav
Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&
Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Bestme tìm hiểu những n
Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t
Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết
Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé! &nb
Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!
Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé