Nguyên nhân thừa Estrogen và cách giảm hiệu quả ở cả nam nữ

Tác giả:

Thứ năm, 03/10/2024, 13:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Estrogen là một hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng ở cả nam và nữ. Khi thừa estrogen, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bất thường cả về tâm lý lẫn sinh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này hãy cùng Bestme tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả cho cả nam và nữ nhé!  

1. Nồng độ estrogen cao là gì?

Estrogen là một hormone quan trọng trong cơ thể của phụ nữ, có vai trò quyết định đến sự phát triển của các đặc tính nữ giới và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Mức estrogen ở phụ nữ thay đổi theo độ tuổi, kinh nguyệt và tình trạng mang thai.

Nồng độ estrogen cao, thừa estrogen là tình trạng khi lượng hormone estrogen trong cơ thể vượt quá mức bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Dưới đây là biểu đồ sau đây cho thấy phạm vi bình thường của estrone và estradiol ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời theo đơn vị biểu đồ trên mililít (pg/mL) dựa trên các phòng xét nghiệm y khoa của Mayo: 

 

Estron (E1) 

Estradiol (E2) 

Trước tuổi dậy thì

Không phát hiện được đến 29 pg/ml

Không phát hiện được đến 20 pg/ml

Trong thời kỳ dậy thì 

20 - 200 pg/ml

Không phát hiện được ở mức 350 pg/ml

Trước khi mãn kinh 

17 - 200 pg/ml

15 - 350 pg/ml

Sau khi mãn kinh 

7 - 40 pg/ml 

Ít hơn 10 pg/ml 

Thừa estrogen là tình trạng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao hơn so với bình thường 

2. Thừa estrogen gây ảnh hưởng gì đến nữ giới và nam giới?

Cả nam và nữ đều có thể bị ảnh hưởng khi nồng độ estrogen trong cơ thể vượt quá mức bình thường, tuy nhiên, tác động của nó sẽ khác nhau đối với từng giới tính. [1]  

2.1 Estrogen cao ở nữ

Estrogen là hormone chính liên quan đến phát triển và điều chỉnh hệ thống sinh sản nữ. Khi nồng độ estrogen quá cao, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone (hormone đối kháng với estrogen) có thể gây chu kỳ kinh không đều, chảy máu kinh nguyệt quá mức, hoặc ngừng kinh.
  • Tích lũy mỡ, đặc biệt là ở vùng hông và bụng gây tăng cân. 
  • Đau hoặc sưng ngực, khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu.
  • Khó ngủ và có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Tâm trạng thay đổi, hay lo lắng, cáu gắt, hoặc trầm cảm.
  • Nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng: Ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh về máu đông,...
Nồng độ estrogen ở nữ quá cao dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ 

2.2 Nam giới thừa estrogen

Ở nam giới, nồng độ estrogen cao có thể gây ra một loạt các vấn đề:

  • Giảm ham muốn tình dục: Thừa estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn và khả năng cương dương.
  • Khi nồng độ estrogen quá cao, mô ngực có thể phát triển lớn hơn và dẫn đến tình trạng vú to ở nam giới.
  • Nồng độ estrogen cao có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng, dẫn đến giảm khả năng sinh sản.
  • Rối loạn cương dương: Estrogen cao có thể làm giảm nồng độ testosterone, gây ra khó khăn trong việc duy trì cương dương.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch ở nam giới, bao gồm huyết áp cao và các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể, giảm sức mạnh cơ bắp.
Nam giới thừa estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ 

3. Dấu hiệu và nguyên nhân thừa estrogen

Khi cân bằng hormone này bị mất, có thể dẫn đến tình trạng thừa estrogen. Dưới đây là một số triệu chứng và nguyên nhân thường gặp của tình trạng này.

3.1 Triệu chứng

  • Kinh nguyệt không đều (thời gian không thể đoán trước, chảy máu ít hoặc nhiều).
  • Mô vú dày đặc.
Kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng của việc estrogen mất cân bằng 

3.2 Nguyên nhân

Nồng độ estrogen có thể tăng cao vì một số lý do, bao gồm: [2] 

  • Sản xuất quá nhiều estrogen
  • Thay đổi cách cơ thể phân hủy estrogen
  • Thay đổi cách cơ thể bài tiết estrogen

Các yếu tố góp phần gây thừa estrogen bao gồm:

  • Béo phì, thừa cân dẫn đến lượng estrogen cao hơn do mô mỡ có khả năng tổng hợp estrogen.
  • Căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, ảnh hưởng đến lượng progesterone, từ đó gây mất cân bằng với estrogen.
  • Uống nhiều rượu làm tăng nồng độ estradiol, khiến cơ thể khó đào thải estrogen.
  • Sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột già có thể cản trở việc loại bỏ estrogen dư thừa, làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.
  • Tiếp xúc với những hóa chất có tính chất giống estrogen như bisphenol A (BPA) và phthalate (có trong một số nhựa, xà phòng, dầu gội) cũng có thể tăng cường estrogen.
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể kích thích sản xuất estrogen hoặc ức chế progesterone.
  • Mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, kháng insulin hoặc một số loại ung thư có thể liên quan đến việc tăng estrogen.
  • Một số khối u tuyến thượng thận hoặc vỏ thượng thận có thể tiết ra estrogen, gây ra nồng độ cao, đặc biệt ở nam giới và trẻ em, với dấu hiệu chính là vú to.
  • Một số tình trạng di truyền như hội chứng dư thừa aromatase có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen, ảnh hưởng đến cả nam và nữ.

Ở nam giới, mức estrogen cũng có thể tăng khi nồng độ testosterone giảm, gây ra sự mất cân bằng giữa hai hormone này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng estrogen bị dư thừa  

4. Những tình trạng bệnh lý liên quan đến thừa estrogen

Nồng độ estrogen cao có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý. Mặc dù estrogen không trực tiếp gây ra những tình trạng bệnh lý này nhưng có thể làm cho các tình trạng bệnh lý hoặc triệu chứng mà bạn đã mắc phải trở nên trầm trọng hơn, bao gồm: [3] 

  • Ung thư vú.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Kháng insulin.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung).
  • Khối u ở buồng trứng và tuyến thượng thận.
Một số bệnh lý cũng dẫn đến tình trạng thừa estrogen 

5. Cách giảm estrogen ở nữ giới và nam giới

Đối với cả nam giới và nữ giới, việc giảm lượng estrogen có thể được thực hiện thông qua các phương pháp sau đây. [4] 

5.1 Thay đổi trong lối sống

Đối với tình trạng thừa estrogen không phải do tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể khuyến nghị thay đổi lối sống để giảm mức độ. Bạn có thể thực hiện một số thay đổi như: 

  • Xây dựng chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ với rất ít đường chế biến có thể giúp gan xử lý estrogen dễ dàng hơn.
  • Bổ sung thêm axit béo omega-3 vào chế độ ăn hoặc dùng thực phẩm bổ sung

⭐⭐⭐Xem thêm: Tác dụng của Omega 3 với nội tiết tố nữ

  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Giảm căng thẳng
  • Hạn chế hoặc ngừng uống rượu
  • Tránh xenoestrogen, chẳng hạn như BPA trong nhựa
  • Tránh sử dụng bất kỳ biện pháp khắc phục tự nhiên hoặc thảo dược nào có thể làm tăng estrogen.
Thay đổi lối sống healthy giúp cân bằng hormone 

5.2 Cách làm giảm lượng estrogen bằng điều trị y tế

Trong trường hợp các hormone bạn đang dùng gây ra tình trạng estrogen cao, các bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc của bạn. Bạn có thể cần phải dùng thuốc nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ bị ung thư do estrogen.

Thuốc bao gồm:

  • Chất ức chế Aromatase: Đây là chất được sử dụng để điều trị ung thư vú. Chúng ngăn chặn các tế bào mỡ của bạn sản xuất estrogen. Chất ức chế Aromatase bao gồm Anastrozole (Arimidex), Exemestane (Aromasin) và Letrozole (Femara).
  • Thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH): Thuốc chủ vận GnRH ngăn buồng trứng giải phóng estrogen.

Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.  

Tổng kết

Thừa estrogen, dù ở nam hay nữ, đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, cũng như các biện pháp điều chỉnh hiệu quả. 

Đừng quên theo dõi Bestme mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ khác nhé! 

Thông tin tham khảo: 

[1], [3]  https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22363-high-estrogen

[2] https://www.medicalnewstoday.com/articles/323280#causes

[4] https://www.medicalnewstoday.com/articles/323280#home-remedies 

Có thể bạn sẽ thích
Dấu hiệu thừa canxi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương, tuy nhiên khi cơ thể bổ sung quá nhiều canxi hơn nhu cầu thì có khả năng dẫn đến thừa canxi. Cùn

Hướng dẫn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố hiệu quả nhất

Bestme sẽ hướng dẫn bạn cách uống vitamin E tăng nội tiết tố đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể. Cùng theo dõi nhé!

9 cách bổ sung estrogen cho phụ nữ tự nhiên đầy hiệu quả

Làm thế nào để bổ sung estrogen tự nhiên một cách hiệu quả? Để Bestme chia sẻ với bạn 9 cách đơn giản nhưng vô cùng hữu ích để cân bằng lại

Hạ đường huyết và hạ canxi có giống nhau không? Có nguy hiểm?

Hạ đường huyết và hạ canxi là hai vấn đề sức khỏe thường gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này. Qua bài viết này, c&u

Rối loạn nội tiết tố nam là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất

Cùng Bestme tìm hiểu tất tần tật về rối loạn nội tiết tố nam, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!  

20 dấu hiệu và triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người thường không nhận ra rằng họ đang thiếu hụt canxi cho đến khi các dấu hiệu xuất hiệ

Hạ - Tụt canxi là gì? Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất

Hạ, tụt canxi máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến, gây ra một số tác dụng phụ và nhiều biến chứng cho cơ thể. Qua bài viết này, c&ugrav

Trẻ em và người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng?

Việc cung cấp đủ canxi cho cơ thể rất quan trọng để xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người đang băn khoăn, thắc mắc “liệu uống canxi bao l&

Rối loạn chuyển hóa calci là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa calci là một loại bệnh lý liên quan đến sự chuyển hóa calci trong cơ thể, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung

Hãy cùng Bestme tìm hiểu 8 tác dụng của omega 3 với nội tiết tố nữ và cách bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp duy t

15 tác dụng phụ khi uống canxi sai cách cần hết sức lưu ý

Bạn có biết, quá nhiều canxi sẽ vô cùng gây hại cho cơ thể không? Cùng Bestme điểm lại 11 tác dụng phụ của canxi mà bạn nhất định phải biết

Hormone estrogen là gì? Có vai trò gì? Làm sao để cân bằng?

Cùng Bestme tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, vai trò sinh lý và cách để cân bằng lượng hormone Estrogen trong cơ thể nhé!  &nb

15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ estrogen tốt nhất

Hãy cùng Bestme khám phá 15 loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ, giúp cải thiện sức khỏe và lấy lại vẻ đẹp rạng ngời nhé!   

Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố và cách khắc phục tốt nhất

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu với Bestme nhé

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ và cách khắc phục hiệu quả

Suy giảm nội tiết tố nữ là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết nhé!