Dùng retinol bị lên mụn, đẩy mụn trong bao lâu? Nên làm gì?
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Việc sử dụng Retinol khiến da nổi mụn là hiện tượng khá phổ biến. Đây là cơ chế đẩy mụn của các hoạt chất treatment và có thể gây sự lo lắng cho người sử dụng Retinol. Thực tế, dùng retinol bị lên mụn trong bao lâu? Nên làm gì? Cùng Bestme giải đáp tất tần tật nhé!
1. Dùng retinol có đẩy mụn không? Hình ảnh đẩy mụn khi dùng retinol
Khi mới dùng Retinol, nhiều người cảm thấy lo lắng khi thấy da bị nổi mụn. Tuy nhiên đây chỉ là một hiện tượng bình thường khi sử dụng các hoạt chất treatment nên bạn đừng quá lo lắng.
Những tuần đầu mới sử dụng Retinol, tình trạng da mụn có thể trở nên tệ hơn bình thường. Những nốt mụn cũ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, trong khi đó, những nốt mụn mới lại xuất hiện khá nhiều và dày đặc.
Thực tế Retinol có đặc tính đẩy nhanh quá trình thay thế tế bào da, giúp cho lớp da mới từ trong biểu bì tái tạo nhanh chóng hơn. Đầu tiên ở lớp hạ bì, trung bì và sau cùng là đến lớp biểu bì. Những vết mụn ẩn hay các ổ viêm ở sâu bên trong da cũng theo đó được đẩy lên bề mặt da.
Do đó, hiện tượng dùng retinol bị lên mụn vô cùng phổ biến. Sau khi quá trình này kết thúc, các nốt mụn được đẩy hết ra ngoài, trả lại cho bạn một làn da căng bóng.
2. Nguyên nhân dùng retinol bị lên mụn
Dưới đây là những nguyên nhân khiến mụn xuất hiện khi sử dụng Retinol..
2.1 Do retinol đẩy mụn (Purging)
Đặc tính của retinol là đẩy nhanh quá trình thay mới tế bào da. Lớp da mới sẽ đi từ lớp trong biểu bì lên bề mặt nhanh hơn, cùng với đó, các ổ mụn ẩn hay mụn viêm ở sâu bên trong da cũng theo đó được đẩy lên bề mặt da. Chính điều khiến làn da của bạn gặp phải tình trạng mụn xuất hiện ồ ạt.
Vậy retinol đẩy mụn trong bao lâu? Thông thường quá trình đẩy mụn này sẽ kéo dài trong thời gian 2 - 3 tháng. Sau giai đoạn này, bạn sẽ thấy làn da của mình tươi trẻ căng bóng, mịn màng hơn và bớt khuyết điểm.
2.2 Do dị ứng (Break out)
Tình trạng dị ứng (break out) thường xuất hiện ở những vị trí mà bạn không dùng retinol trên mặt, những nốt mụn này cũng lâu xẹp hơn so với mụn bình thường. Nguyên nhân là làn da bị kích ứng và tổn thương quá mức do sử dụng retinol sai cách hay thoa hoạt chất ở nồng độ quá cao.
So với tình trạng sử dụng retinol bị lên mụn do Purging, nổi mụn do dị ứng (Break out) có mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên ngưng dùng retinol và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ da liễu.
3. Dùng retinol bị lên mụn phải làm sao?
Khắc phục tình trạng làn da lên mụn do sử dụng retinol như thế nào? Cùng Bestme khám phá ngay nhé!
3.1 Với trường hợp do dị ứng
Đối với tình trạng dị ứng do retinol, bạn cần ngưng sử dụng hoạt chất này ngay lập tức. Sau đó đến chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị một cách khoa học.
Đối với trường hợp nhẹ, chỉ cần vệ sinh da cùng tích cực sử dụng kem dưỡng ẩm một thời gian thì da sẽ hết mụn và trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống dị ứng như: Fexofenadine hay chống viêm như medrol... Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Với hiện tượng đẩy mụn khi dùng Retinol
Khi dùng retinol bị lên mụn do Purging, bạn không cần phải quá lo lắng, tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để giảm tác động của tình trạng trên:
- Bổ sung các sản phẩm chứa thành phần Benzoyl Peroxide trong chế độ chăm sóc da để tác động quá mạnh của retinol trên da. Lưu ý, bạn nên sử dụng Benzoyl Peroxide vào ban ngày và retinol ban đêm để giúp các hoạt chất này có thể hoạt động một cách tốt nhất.
- Giảm tần suất sử dụng retinol khoảng 2 - 3 lần/tuần. Điều này sẽ giúp da không bị quá tải, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khác.
- Điều chỉnh nồng độ sản phẩm, thay vì dùng retinol đồng độ 1 - 2%, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có retinol 0.01 - 0.1% để giúp da thích nghi từ từ.
- Luôn cấp đủ ẩm cho làn da và thoa kem chống nắng có quang phổ rộng với chỉ số SPF từ 30 trở lên sau khi dùng kem dưỡng ẩm ban ngày .
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp tất cả những thông tin cần biết về tình trạng dùng retinol bị lên mụn. Hy vọng những nội dung Bestme cung cấp sẽ hữu ích với bạn khi mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình sử dụng hoạt chất này để dưỡng và tái tạo làn da hiệu quả như ý nhé!
Việc dùng 2 loại kem chống nắng trong cùng một ngày là điều không ít người từng nghĩ đến khi chăm sóc da.
Bôi kem chống nắng có chống đen không? Trên thực tế, kem chống nắng không chỉ giúp ngăn ngừa các tổn thương do tia UV mà còn hỗ trợ bảo vệ l&
Nhiều người cho rằng không dùng kem chống nắng da vẫn đẹp là điều hoàn toàn có thể, nhất là khi họ sở hữu làn da trắng mịn, không ná
Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ các tiêu chí chọn kem chống nắng cũng như gợi ý từ các bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Cùng Bestme khám phá ngay 8 cách trị tàn nhang bằng nghệ tươi và bột nghệ cực hiệu quả được nhiều chị em tin dùng nhé!
Chấm tàn nhang là gì? Có thực sự loại bỏ được tàn nhang hoàn toàn? Hãy cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết nà
Cùng Bestme khám phá xem nên uống gì, ăn gì để hết tàn nhang trên mặt hiệu quả nhất, giúp bạn sở hữu làn da trắng sáng, kh&oc
Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời chi tiết hơn ngay trong bài viết này nhé!
Hãy cùng Bestme tìm hiểu những cách chăm sóc vết thâm sau khi đốt tàn nhang chuẩn chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé! 
Cùng Bestme khám phá 10 dấu hiệu phân biệt nám và tàn nhang chính xác để có thể chăm sóc làn da một cách hiệu
Bắn tàn nhang laser trị tàn nhang cứng đầu có thực sự hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Bestme khám phá tất tần tật thông tin về phương
Uống vitamin gì để trị tàn nhang? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn các loại vitamin giúp cải thiện tình trạng tàn nhang và mang lại l&ag
Cùng Bestme khám phá 8 cách trị tàn nhang tại nhà đơn giản, hiệu quả cùng những nguyên liệu dễ tìm ngay tại nhà bếp để c&oacu
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả, hãy cùng Bestme điểm qua 5 phương pháp trị tàn
Sau sinh bao lâu thì dùng được kem chống nắng? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ bỉm quan tâm, bởi làn da của phụ nữ sau sinh thường khá nhạy cảm v&agr