Nguyên nhân nổi mụn bọc ở cằm và cách trị triệt để nhất
Mục lục
Mở rộngMục lục
Mụn bọc ở cằm là một vấn đề da liễu phổ biến mà nhiều người gặp phải, tạo ra sự bất tiện và không tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị triệt để nhé!
1. Nổi mụn bọc ở cằm nguyên nhân là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân mụn bọc xuất hiện ở cằm phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tham khảo.
- Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cân bằng các hormone trong cơ thể, thường xảy ra trong các giai đoạn như kỳ kinh nguyệt, rụng trứng và tiền mãn kinh. Hormone tăng cao trong giai đoạn này có thể làm tăng sự sản xuất dầu và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn bọc và mụn mủ.
- Tác dụng phụ từ thuốc, mỹ phẩm: Một số loại thuốc hay mỹ phẩm khi tiếp xúc với làn da có thể gây kích ứng, dẫn tới tình trạng viêm nang lông và tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn bọc. Đặc biệt, một số loại mỹ phẩm chứa dầu còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Dinh dưỡng, sinh hoạt kém khoa học: Việc sử dụng các thực phẩm giàu dầu mỡ hay đường mà thiếu vitamin, khoáng chất có thể kích thích quá trình sản xuất dầu trong da, từ đó da bị nổi mụn bọc ở cằm. Đồng thời, chế độ sinh hoạt không khoa học và stress làm tăng sản xuất hormone cortisol, góp phần vào việc hình thành mụn.
- Yếu tố di truyền: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc da, hệ thống tuyến nhờn và cơ chế bảo vệ da. Nếu có người trong gia đình của bạn có tiền sử xuất hiện mụn bọc hoặc các vấn đề về da liễu, khả năng cao bạn cũng có nguy cơ bị mụn bọc.
- Chăm sóc da không đúng cách: Khi làn da không được chăm sóc đúng cách, lớp bụi bẩn, dầu nhờn, tế bào chết và các tác nhân khác có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm nang lông. Kết quả là, vi khuẩn có thể phát triển dưới da, tạo thành mụn bọc và mụn mủ nhanh chóng.
- Lông mọc ngược: Lông mọc ngược có thể tạo áp lực lên da và gây tổn thương lỗ chân lông. Nếu lỗ chân lông bị tắc và lông không thể phát triển bình thường, vi khuẩn và dầu nhờn có thể tích tụ dưới da, gây viêm nang lông và hình thành mụn bọc.
- Vi khuẩn P.Acnes gây mụn: Đây là một loại vi khuẩn sống tự nhiên trên da. Tuy nhiên, khi lượng dầu trên da tăng lên, lượng vi khuẩn P.Acnes cũng đồng thời tăng nhanh và gây nguy hiểm cho làn da. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào nang lông và gây viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng nổi mụn.
2. Mụn bọc ở cằm có nên nặn không?
Câu trả lời là KHÔNG!
Bị mụn bọc nổi ở cằm hay bất cứ loại mụn nào khác đều không nên tự nặn. Bởi, tự nặn mụn có thể gây tổn thương, viêm nhiễm và tăng nguy cơ để lại sẹo trên da. Khi nặn mụn không đúng cách, vi khuẩn và dầu từ tay có thể đi vào da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Mọc mụn bọc ở cằm phải làm sao? Cách chữa tại nhà
Để trị dứt điểm mụn bọc, bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà ngay dưới đây nhé!
3.1 Vệ sinh đúng cách vùng da bị mụn
Vệ sinh da là bước quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc làn da mụn. Làm sạch da có thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa và lớp trang điểm tích tụ sâu trong lỗ chân lông. Điều này sẽ hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mụn phát triển.
Để vệ sinh da mụn đúng cách, bạn cần sử dụng kết hợp cả sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt để làn da được làm sạch sâu. Bên cạnh đó, bạn còn cần tẩy da chết 2-3 lần/ tuần để loại bỏ tế bào chết tích tụ sâu trong lỗ chân lông, kích thích tái tạo làn da khỏe mạnh và mịn màng hơn.
3.2 Chườm đá lên nốt mụn
Một trong những cách trị mụn bọc ở cằm hiệu quả nhất là chườm đá, đặc biệt khi mụn bắt đầu sưng đỏ. Bạn chỉ cần bọc 2-3 viên đá vào một chiếc khăn nhỏ, rồi chườm lên vùng da cằm bị mụn trong 5-10 phút. Điều này giúp nốt mụn dễ chịu và giảm sưng tấy nhanh chóng.
3.3 Sử dụng miếng dán mụn
Miếng dán mụn có tác dụng bảo vệ nốt mụn khỏi vi khuẩn xâm nhập và hỗ trợ giảm sưng tấy hiệu quả nhờ chứa thành phần Hydrocolloid. Đồng thời, miếng dán mụn được thiết kế với kích thước nhỏ, màu trong suốt nên dễ dàng tệp vào da và không gây mất thẩm mỹ.
4. Cách trị mụn bọc ở cằm bằng các liệu pháp y tế
Khi các biện pháp điều trị mụn tại nhà không mang lại hiệu quả đáng kể, bạn nên thực hiện điều trị bằng các liệu pháp y tế được tư vấn từ chuyên gia.
4.1 Dùng kháng sinh đường uống trị mụn bọc dưới cằm
Trị mụn bọc bằng kháng sinh đường uống là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng bởi bác sĩ da liễu. Tuy nhiên, kháng sinh đường uống thường được chỉ định trong trường hợp mụn bọc nặng hoặc mụn bị nhiễm trùng nặng.
4.2 Sử dụng kem, thuốc bôi trị mụn bọc ở cằm
Sử dụng kem hoặc thuốc bôi trị mụn có công dụng giảm sưng tấy và xẹp mụn bọc cằm nhanh chóng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần có tính kháng viêm như benzoyl peroxide, acid salicylic, retinoid,... Kem hoặc thuốc này thường được bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
4.3 Điều trị mụn bọc mọc ở cằm bằng liệu trình laser
Quá trình điều trị mụn bọc sử dụng ánh sáng laser thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp điều trị này có thể làm sạch lỗ chân lông và giảm vi khuẩn, đồng thời giảm viêm, mờ vết thâm và giảm mụn bọc hiệu quả.
4.4 Thực hiện tiểu phẫu tháo mủ trong mụn bọc to ở cằm
Đối với những nốt mụn bọc ở cằm nặng, đặc biệt là những nốt mụn có mủ, việc thực hiện tiểu phẫu tháo mủ có thể cần thiết. Quá trình này được thực hiện bởi bác sĩ da liễu, họ sẽ lấy mẫu mủ và làm sạch vùng da bị viêm mụn. Từ đó, nốt mụn sẽ giảm sưng và hạn chế gây viêm nhiễm.
4.5 Cách trị mụn bọc ở cằm bằng phương pháp lột da hóa học
Lột da hóa học là phương pháp loại bỏ tế bào chết và tạp chất tích tụ trên bề mặt da và cả sâu trong lỗ chân lông bằng các hoạt chất hóa học nồng độ cao. Từ đó, không chỉ loại bỏ các lớp sừng, tế bào chết mà còn cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và điều trị mụn bọc hiệu quả.
5. Cách chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc ở cằm
Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn cũng nên áp dụng một số cách chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc để duy trì làn da mềm mại, sạch mụn.
- Duy trì không gian sinh hoạt sạch sẽ: Những vật dụng tiếp xúc với làn da mặt trong cuộc sống hàng ngày như khăn mặt, chăn, gối,... cần luôn được giữ sạch sẽ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn gây mụn bọc to ở cằm cơ hội phát triển. Bạn nên thay và giặt những vật dụng này 1-2 tuần/ lần.
- Giữ tóc xa vùng cằm và gội đầu thường xuyên: Tóc chạm vào vùng cằm thường xuyên sẽ khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, hình thành mụn viêm. Do đó, bạn cần gội đầu thường xuyên để hạn chế vi khuẩn hay bụi bẩn từ tóc xâm nhập vào làn da.
- Hạn chế những căng thẳng, tránh thức khuya: Việc đi ngủ sớm, đúng giờ sẽ giúp cho làn da luôn ở tình trạng thoải mái, tươi mới. Đồng thời, thức khuya sẽ khiến da trở nên nhạy cảm, dễ nổi mụn và xỉn màu hơn.
- Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Vùng da bị mụn bọc ở cằm thường khá nhạy cảm nên cần sử dụng các sản phẩm để bảo vệ da khỏi tia UV và các tác nhân gây hại khác từ môi trường. Lưu ý rằng không nên lựa chọn kem chống nắng gốc dầu cho da mụn vì sẽ gây bí da, làm tình trạng mụn tệ hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho làn da. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng những món ăn chiên xào chứa nhiều chất béo, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân bên trong gây mụn trên da.
Tổng kết
Mụn bọc ở cằm tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe làn da. Điều trị mụn cần thời gian dài nên bạn hãy kiên nhẫn để cảm nhận sự thay đổi từng ngày của làn da. Hy vọng những chia sẻ hôm nay của Bestme sẽ giúp bạn giải quyết mụn bọc, lấy lại làn da mịn màng nhé!
Tiếp tục đón chờ những bài viết làm đẹp khác của Bestme bạn nhé!
Cùng Bestme khám phá ngay 8 cách trị tàn nhang bằng nghệ tươi và bột nghệ cực hiệu quả được nhiều chị em tin dùng nhé!
Chấm tàn nhang là gì? Có thực sự loại bỏ được tàn nhang hoàn toàn? Hãy cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết nà
Cùng Bestme khám phá xem nên uống gì, ăn gì để hết tàn nhang trên mặt hiệu quả nhất, giúp bạn sở hữu làn da trắng sáng, kh&oc
Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời chi tiết hơn ngay trong bài viết này nhé!
Hãy cùng Bestme tìm hiểu những cách chăm sóc vết thâm sau khi đốt tàn nhang chuẩn chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé! 
Cùng Bestme khám phá 10 dấu hiệu phân biệt nám và tàn nhang chính xác để có thể chăm sóc làn da một cách hiệu
Bắn tàn nhang laser trị tàn nhang cứng đầu có thực sự hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Bestme khám phá tất tần tật thông tin về phương
Uống vitamin gì để trị tàn nhang? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn các loại vitamin giúp cải thiện tình trạng tàn nhang và mang lại l&ag
Cùng Bestme khám phá 8 cách trị tàn nhang tại nhà đơn giản, hiệu quả cùng những nguyên liệu dễ tìm ngay tại nhà bếp để c&oacu
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả, hãy cùng Bestme điểm qua 5 phương pháp trị tàn
Sau sinh bao lâu thì dùng được kem chống nắng? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ bỉm quan tâm, bởi làn da của phụ nữ sau sinh thường khá nhạy cảm v&agr
Lăn kim da mặt là một phương pháp thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu để kích thích sản xuất collagen và elastin cho da. Lăn kim có nhiều tác dụng như trẻ
Đốt Laser là phương pháp rất được ưa chuộng để điều trị tình trạng mụn thịt, tuy nhiên để giảm nguy cơ bị sẹo hay tái phát thì việc chăm sóc da s
Cùng Bestme khám phá những bí quyết chăm sóc da sau sinh hiệu quả ngay tại nhà giúp lấy lại làn da tươi trẻ, mịn màng nhé!
Nhiều người thắc mắc “da nhạy cảm có nên dùng vitamin C"? Cùng Bestme tìm hiểu cách sử dụng hiệu quả, tận dụng tối đa lợi ích của vitamin C c