Nguyên nhân và 7 cách trị mụn bọc ở má nhanh hiệu quả nhất
Mục lục
Mở rộngMục lục
Mụn bọc không chỉ gây sưng tấy mà còn tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho sức khỏe làn da. Qua bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ nguyên nhân, cũng như cách điều trị mụn bọc ở má nhanh chóng và mang tới hiệu quả nhất nhé!
1. Giải mã nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Bestme sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân gây mụn bọc trên má phổ biến nhất ngay dưới đây nhé!
1.1 Thường xuyên chạm tay vào mặt
Chạm tay vào mặt thường xuyên có thể khiến vi khuẩn hay bụi bẩn từ tay lây lan sang mặt. Điều này sẽ khiến làn da tăng sản xuất dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần hình thành mụn bọc trên da.
1.2 Vỏ gối và ga trải giường thiếu vệ sinh
Vỏ gối và ga trải giường là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, đây còn là vật dụng sinh hoạt mà hàng ngày làn da của bạn tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài.
Do đó, để tránh vi khuẩn gây mụn từ vỏ gối và ga trải giường lây lan sang làn da, bạn nên thay và giặt những vật dụng này thường xuyên.
1.3 Chăm sóc da không đúng cách gây nổi mụn bọc ở má
Làn da không được chăm sóc đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn và khiến mụn trở nên trầm trọng hơn. Làn da sau một ngày dài không được làm sạch đúng cách và hoàn toàn có thể gây tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn hay cặn trang điểm.
Từ đó, làn da có thể bị tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm và hình thành mụn bọc trên má. Hoặc quá trình chăm sóc da sử dụng những sản phẩm không phù hợp, gây kích ứng và xuất hiện mụn trên da.
1.4 Dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe làn da. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm cay, nóng, nhiều đường,... hay ngủ nghỉ không khoa học thì có thể khiến làn da tăng sản xuất dầu, gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ khiến mụn bọc hình thành và trở nên nghiêm trọng hơn trên da.
1.5 Lên mụn bọc ở má do nội tiết tố rối loạn
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên các loại mụn khác nhau trên da, bao gồm cả mụn bọc. Nội tiết tố rối loạn có thể làm gia tăng quá mức của hormone androgen, từ đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P.acnes tấn công, gây mụn.
1.6 Mụn bọc trên má do các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến, mụn bọc ở má còn có thể hình thành do rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. Hoặc căng thẳng và tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm cũng có thể hình thành mụn.
Những nguyên nhân này đều gia tăng sản xuất lượng bã nhờn trên da, khiến da dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trong lỗ chân lông. Từ đó, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes gây mụn.
2. Mụn bọc ở má có nên nặn không?
Câu trả lời là CÓ!
Tuy nhiên, mụn bọc chỉ nên được nặn khi cồi mụn đã khô và đẩy lên trên bề mặt da. Đồng thời, bạn nên nặn mụn tại các cơ sở uy tín, hạn chế tự nặn vì có thể gây viêm nhiễm, tổn thương và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Bị mụn bọc ở má phải làm sao? Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất
Làm sao để hết mụn bọc ở má? Mụn bọc thường khó tự hết nên bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng ngay dưới đây.
3.1 Cách trị mụn bọc ở má bằng thuốc bôi không kê đơn
Đối với trường hợp mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trị mụn dạng bôi không kê đơn. Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm khô cồi mụn và trị mụn nhanh chóng.
Một số loại thuốc bôi mang đến hiệu quả rõ rệt mà bạn có thể tham khảo như: Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, lưu huỳnh (sulfur), Retinoids,...
3.2 Sử dụng thuốc uống được bác sĩ kê đơn
Nếu tình trạng mụn trở nên viêm nhiễm và nghiêm trọng hơn, trở thành mụn bọc không đầu , bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu thăm khám và kê đơn thuốc uống phù hợp. Một số loại thuốc kháng sinh có công dụng ức chế vi khuẩn gây mụn, giảm viêm nhiễm mà bác sĩ có thể kê, bao gồm: Doxycycline, Tetracycline, Minocycline,...
3.3 Phương pháp điều chỉnh hormone trị mụn bọc viêm ở má
Phương pháp điều chỉnh hormone thực chất là sử dụng các loại thuốc tác động lên lượng hormone trong cơ thể. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để thực hiện liệu pháp này, bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc chống androgen, thuốc spironolactone,...
Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện hoàn toàn dưới sự hướng dẫn, tư vấn và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa.
3.4 Lấy nhân mụn bọc to ở má tại cơ sở y tế
Lấy nhân mụn là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến, được thực hiện ở cả trường hợp nhẹ và nặng. Phương pháp này sẽ lấy hoàn toàn nhân mụn ra khỏi da, hạn chế tình trạng tái phát mụn bọc ở má.
Tuy nhiên, khi thực hiện lấy nhân mụn, bạn nên làm tại những trung tâm làm đẹp uy tín để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và kích ứng do dụng cụ không đảm bảo hay kỹ thuật viên không lành nghề.
3.5 Tiêm Cortisone/Steroid
Cortisone hay Steroid đều có tác dụng giảm viêm nhanh và hỗ trợ điều trị mụn bọc. Do đó, chỉ sau vài ngày tiêm, nốt mụn bọc ở má của bạn sẽ giảm sưng, đau và sẽ xẹp dần.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách pha loãng Cortisone và Steroid theo nồng độ phù hợp, rồi tiêm trực tiếp hỗn hợp vào nốt mụn. Với liệu pháp này, bạn cũng không nên tự ý tiêm tại nhà mà cần đến địa chỉ uy tín để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ.
3.6 Điều trị bằng laser
Liệu pháp laser sử dụng những tia laser có bước sóng ánh sáng phù hợp để tác động lên làn da. Nhờ đó, vi khuẩn trong da sẽ bị tiêu diệt, hoạt động của tuyến bã nhờn được điều chỉnh cân bằng và tạo điều kiện điều trị mụn nhanh chóng.
Sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận làn da trở nên láng mịn, sạch mụn và hạn chế mụn mới hình thành.
3.7 Phương pháp lột da hóa học
Lột da hóa học sử dụng các loại acid như axit glycolic, axit salicylic, axit trichloroacetic (TCA) và axit lactic để tẩy tế bào chết trên bề mặt da.
Các acid này thâm nhập vào da và làm mềm lớp biểu bì, giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi và kích thích sản sinh collagen. Từ đó kích thích quá trình tái tạo da mới, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm mụn bọc.
⭐⭐⭐Bạn đọc cũng quan tâm : Mụn bọc ở trán
4. Những điều cần lưu ý khi điều trị mụn bọc ở má
Khi điều trị mụn bọc trên má, bạn nên lưu ý một số vấn đề để làn da được chăm sóc hiệu quả và tốt nhất nhé!
- Xác định rõ nguyên nhân: Mụn bọc có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân nên bạn cần thăm khám bởi bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng sản phẩm phù hợp: Chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da mụn, để hạn chế gây kích ứng và tắc nghẽn lỗ chân lông. Hãy tránh sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc hương liệu, cồn.
- Hạn chế trang điểm: Trong quá trình điều trị mụn bọc ở má, bạn nên hạn trang điểm quá dày, để tránh tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý khi chăm sóc da mụn bọc
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Da mụn có nên dùng kem chống nắng ? Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản xuất dầu tự nhiên, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các nốt mụn. Do đó, hãy sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời để làn da được bảo vệ tốt nhất
- Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nước đầy đủ và tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó gia tăng sức khỏe làn da và giảm mụn bọc hiệu quả.
- Kiên trì và kiểm tra định kỳ: Điều trị mụn bọc thường khá tốn thời gian, vì vậy hãy kiên nhẫn và tiếp tục chăm sóc da đều đặn. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn lại.
Tổng kết
Bestme đã chia sẻ những thông tin chi tiết về mụn bọc ở má, một loại mụn khá “khó chiều” trên làn da. Hãy áp dụng ngay những phương pháp điều trị trên đây để nhanh chóng lấy lại làn da láng mịn, sạch mụn nhé!
Đón đọc những bài viết tiếp theo của Bestme để cập nhật tin tức làm đẹp HOT nhất nhé!
Cùng Bestme khám phá ngay 8 cách trị tàn nhang bằng nghệ tươi và bột nghệ cực hiệu quả được nhiều chị em tin dùng nhé!
Chấm tàn nhang là gì? Có thực sự loại bỏ được tàn nhang hoàn toàn? Hãy cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết nà
Cùng Bestme khám phá xem nên uống gì, ăn gì để hết tàn nhang trên mặt hiệu quả nhất, giúp bạn sở hữu làn da trắng sáng, kh&oc
Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời chi tiết hơn ngay trong bài viết này nhé!
Hãy cùng Bestme tìm hiểu những cách chăm sóc vết thâm sau khi đốt tàn nhang chuẩn chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé! 
Cùng Bestme khám phá 10 dấu hiệu phân biệt nám và tàn nhang chính xác để có thể chăm sóc làn da một cách hiệu
Bắn tàn nhang laser trị tàn nhang cứng đầu có thực sự hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Bestme khám phá tất tần tật thông tin về phương
Uống vitamin gì để trị tàn nhang? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn các loại vitamin giúp cải thiện tình trạng tàn nhang và mang lại l&ag
Cùng Bestme khám phá 8 cách trị tàn nhang tại nhà đơn giản, hiệu quả cùng những nguyên liệu dễ tìm ngay tại nhà bếp để c&oacu
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả, hãy cùng Bestme điểm qua 5 phương pháp trị tàn
Sau sinh bao lâu thì dùng được kem chống nắng? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ bỉm quan tâm, bởi làn da của phụ nữ sau sinh thường khá nhạy cảm v&agr
Lăn kim da mặt là một phương pháp thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu để kích thích sản xuất collagen và elastin cho da. Lăn kim có nhiều tác dụng như trẻ
Đốt Laser là phương pháp rất được ưa chuộng để điều trị tình trạng mụn thịt, tuy nhiên để giảm nguy cơ bị sẹo hay tái phát thì việc chăm sóc da s
Cùng Bestme khám phá những bí quyết chăm sóc da sau sinh hiệu quả ngay tại nhà giúp lấy lại làn da tươi trẻ, mịn màng nhé!
Nhiều người thắc mắc “da nhạy cảm có nên dùng vitamin C"? Cùng Bestme tìm hiểu cách sử dụng hiệu quả, tận dụng tối đa lợi ích của vitamin C c