Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? 7 cách chữa nhanh nhất
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Mụn cóc thường xuất hiện ở vị trí lòng bàn chân và ngón chân gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá 7 cách chữa nhanh nhất nhé!
1. Triệu chứng và nguyên nhân bị mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân còn có tên gọi là mụn cóc Plantar, do một loại virus Human Papilloma (HPV) tấn công vào vết thương hở ở lòng bàn chân gây ra, thường là virus HPV type 1, 2, 4, 60 và 63.
Loại virus này phát triển vô cùng mạnh mẽ trong các môi trường ẩm thấp, nhất là khi bạn giày dép bịt kín, đi chân đất ở vùng đất ẩm hay bơi ở vũng nước chứa virus. Khi da bạn bị trầy xước hay có vết thương hở, virus sẽ xâm nhập và hình thành các nốt mụn khiến bạn khó chịu và đau.
Khi tình trạng chân mụn cóc hình thành và lớn dần sẽ có các dấu hiệu lâm sàng sau:
- Mụn có kích thước nhỏ, sưng rộp ở vị trí lòng bàn chân.
- Sần sùi, có lớp vỏ bên ngoài, đôi khi mụn cóc sẽ có đốm đen ở giữa do các mao mạch bị vón cục.
- Có các vết chai sần gây khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
- Khi mụn cóc tồn tại quá lâu, nó còn có rễ bám sâu vào bên trong da khiến người bệnh cảm thấy như có viên sỏi dưới chân.
Ai cũng có thể bị nổi mụn cóc, đặc biệt là những đối tượng sau:
- Trẻ em và thanh thiếu niên từ 12-20 tuổi.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, HIV… những bệnh khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
- Những người đã mắc mụn cóc sẽ dễ bị lây lan những vùng da khác.
2. Hình ảnh mụn cóc ở chân
Để nhận biết mụn cóc, mụn cơm dễ dàng hơn, cùng điểm qua những hình ảnh nốt mụn nhé!
3. Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mụn cóc ở chân là bệnh da liễu được đánh giá lành tính và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho sức khỏe. Thông thường, mụn có thể tự biến mất sau 6 tháng mà không cần chữa trị.
Tuy nhiên, một số nốt mụn thường rất lâu khỏi, kích thước to dần theo thời gian và có thể lây lan sang các bộ phận khác. Do đó, việc tiến hành điều trị mụn cóc sớm và đúng cách là vô cùng điều cần thiết.
Thậm chí, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để được điều trị mọc mụn cóc ở chân, khi có các dấu hiệu sau đây:
- Mụn cóc gây đau đớn kéo dài, khiến bạn khó khăn trong việc di chuyển;
- Mụn phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác;
- Mụn mọc quá lâu mà không khỏi ;
- Nốt mụn gây cảm giác ngứa, thậm chí nhiễm trùng.
4. Hướng dẫn cách chữa mụn cóc ở chân
Để loại bỏ mụn cóc chân hiệu quả, dưới đây là những phương pháp bạn đọc không thể bỏ qua.
4.1 Cách trị mụn cóc ở chân tại nhà
Đối với những nốt mụn cóc mới xuất hiện, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà với những cách hiệu quả dưới đây:
- Ngâm chân với nước ấm: Ngâm chân với nước muối ấm mỗi buổi tối từ 15 đến 20 phút, sau đó lấy cục đá bọt chà nhẹ cho vùng da có mụn cóc bớt dày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mụn cóc tự bong tróc ra và vết thương lành nhanh chóng.
- Điều trị bằng thuốc trị mụn cóc ở chân chứa Acid Salicylic: Acid Salicylic có khả năng phá bỏ lớp tế bào sừng, làm bong tróc các tế bào này ra và tiêu diệt virus HPV một cách nhẹ nhàng. Bạn nên chọn thuốc bôi có nồng độ 1% và bôi đều đặn hàng ngày sau khi vệ sinh vùng da có mụn nhé!
- Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh chất tràm trà có thể giết chết vi khuẩn gây mụn cóc và giảm phản ứng dị ứng da. Do đó, bạn có thể chấm trực tiếp tinh dầu tràm trà lên nốt mụn đều đặn hàng ngày nhé!
4.2 Điều trị y tế loại bỏ mụn cơm ở chân
Đối với những nốt mụn cóc ở chân đã lâu, trở nặng, việc chữa trị tại nhà thường ít hiệu quả. Lúc này, bạn nên chọn lựa liệu pháp điều trị y tế tại những địa chỉ uy tín để đem lại khả năng trị mụn cóc nhanh chóng hơn
- Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng khí nitơ lỏng để đóng băng nốt mụn ở chân. Để loại bỏ hoàn toàn chân mụn, bạn nên kết hợp với bôi Acid Salicylic để tăng hiệu quả điều trị nhé!
- Đốt điện: Đốt điện sẽ sử dụng dòng điện có tần số cao tác động lên mụn cóc, làm phá huỷ tế bào mụn và loại bỏ virus gây tổn thương. Cách này rất hiệu quả nhưng bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận để chúng mau lành và tránh nhiễm trùng.
- Tiểu phẫu loại bỏ mụn cơm: Đối với các nốt mụn cơm có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để cắt bỏ cục mụn. Sau khi tiểu phẫu, thời gian lành vết thương sẽ nhanh hơn và ít nguy cơ nhiễm trùng hơn.
- Đốt Laser : Biện pháp đốt mụn cóc này sẽ sử dụng ánh sáng laser để tác động đến bề mặt nốt mụn. Lúc này, lớp thượng bì sẽ bị phân ly bởi nhiệt và giúp vùng da mụn trở về trạng thái tự nhiên, hết sần sùi.
5. Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mụn cơm ở chân
Để điều trị mụn cóc bàn chân một cách triệt để và hạn chế tình trạng mụn tái phát, bạn hãy:
- Luôn đi giày và dép vừa vặn với bàn chân;
- Giữ bàn chân khô ráo, sạch sẽ và thường xuyên thay tất, vớ;
- Có thể dùng miếng đệm lót trong giày ở vị trí mụn cóc để giảm bớt tình trạng đau, khó chịu;
- Để làm giảm kích thước cũng như độ sần sùi của nốt mụn, bạn hãy sử dụng đá bọt nhám để chà lên bề mặt mụn.
- Ngâm chân trong nước nóng mỗi ngày để làm mềm mụn cóc ở chân và chống lại các virus, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không gãi, cào hay làm tổn thương vùng mụn cóc để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
- Rửa tay thật sạch sau khi chạm và bôi thuốc cho mụn cóc;
Tổng kết
Trên đây, Bestme đã giải đáp câu hỏi: Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp để xóa đi nỗi lo chân mọc mụn cóc nhé!
Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi
Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô
Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên
Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ
“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm
“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc
Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l
Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi
Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&
Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th
Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ
Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ
Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme
Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau khi sinh con là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được Bestme