Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở đùi và cách điều trị hiệu quả
Mục lục
Mở rộngMục lục
Mụn nhọt ở đùi có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người già và gây ra nhiều khó chịu cho người bị. Qua bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ nguyên nhân, cũng như phương pháp điều trị mụn đơn giản ngay tại nhà nhé!
1. Triệu chứng nổi mụn nhọt ở đùi
Mụn nhọt trên đùi thường có triệu chứng mụn sưng đỏ, ngứa rát sau vài ngày mụn bắt đầu xuất hiện. Bên trong nốt mụn sẽ chứa đầy mủ trắng và vi khuẩn, thường vỡ ra khi mụn đã chín.
Nhọt có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành nhóm với những nốt mụn li ti. Khi mụn bị nhiễm trùng, cơ thể của bạn có thể sẽ đi kèm một số triệu chứng khác như ốm, sốt, mệt mỏi kéo dài,...
2. Nguyên nhân bị mụn nhọt ở đùi
Mụn nhọt thường gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus. Vi khuẩn sẽ thông qua các vết xước trên da để xâm nhập vào nang lông, gây nhiễm trùng và biểu hiện ra ngoài cơ thể là mụn nhọt. Đùi trong là vị trí thường bị mụn nhọt vì hai đùi của bạn có thể cọ xát vào nhau và đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm.
Bên cạnh đó, bị nhọt ở đùi còn gây ra bởi một số nguyên nhân sau, bao gồm:
- Cơ thể đang mắc các bệnh gây nhiễm trùng da như chàm, vảy nến,...
- Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
- Người có tiền sử bị bệnh tiểu đường.
- Vệ sinh cơ thể kém, không đúng cách.
- Lối sống thiếu lành mạnh, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng hoặc thường xuyên hút thuốc lá.
- Mặc quần áo bó sát hoặc không thấm hút mồ hôi tốt.
- Người bị bệnh béo phì.
- Sử dụng kháng sinh trước đó, đặc biệt là dùng nhiều lần hoặc không đúng chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài.
- Cạo, tẩy lông và các phương pháp loại bỏ lông khác làm tổn thương bề mặt da.
3. Nổi mụn nhọt ở đùi khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa phần các nốt mụn nhọt đều tự khỏi trong vòng một tuần mà không có biến chứng. Nhưng nếu bạn bị mụn nhọt ở đùi trong kéo dài, nốt mụn trở nên to hơn và đau đớn hơn hoặc tái phát, bạn nên đi khám bác sĩ.
Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt mụn nhọt biến chứng xấu mà bạn cần gặp bác sĩ ngay, bao gồm:
- Tình trạng mụn nhọt ở đùi kéo dài, không có dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
- Mụn nhọt lan ra các vùng da khác trên cơ thể.
- Mụn nhọt xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng.
- Mụn trở nên đau và sưng hơn kể cả mụn đã vỡ và loại bỏ hết mủ.
- Không lành hoàn toàn trong vòng 1 đến 3 tuần kể từ khi vỡ.
- Mụn trở nên đau nhức và không thuyên giảm kể cả sau khi sử dụng thuốc chống viêm hoặc giảm đau không kê đơn.
- Cơ thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, bầm tím, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt, ớn lạnh,...
4. Phương pháp điều trị mụn nhọt ở đùi
Tình trạng mụn nhọt vùng đùi nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên, mụn trở nặng thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay. Cùng tham khảo 2 phương pháp điều trị tại nhà và với bác sĩ nhé!
4.1 Điều trị bị nhọt ở đùi tại nhà
Mụn nhọt có thể tự khỏi hoàn toàn sau 1-3 tuần. Để điều trị tại nhà, bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình chăm sóc da dưới đây.
- Luôn giữ vùng da đùi bị nhọt sạch sẽ và an toàn.
- Sử dụng sữa tắm thành phần axit salicylic để loại bỏ vi khuẩn, dầu thừa hiệu quả, tẩy tế bào chết giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, giảm các tác nhân gây mụn.
- Hạn chế mặc quần quá bó sát, không thấm hút mồ hôi vì dễ khiến các nốt mụn dị ứng và trở nên trầm trọng hơn.
- Không tự ý nặn mụn nhọt ở đùi vì có thể làm vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng chất khử trùng trước và sau khi chạm vào các nốt nhọt.
- Chườm ấm vùng da bị nhọ, giúp làm dịu và nhanh lành mụn.
- Khi nhọt chảy nước hoặc bị ma sát với quần áo, bạn nên dùng băng sạch băng lại để bảo vệ các nốt mụn.
- Giặt khăn, gạc và bất kỳ quần áo nào có thể đã tiếp xúc với mụn nhọt. Sử dụng xà phòng, nước nóng và máy sấy nóng để giặt và tiêu diệt vi khuẩn.
- Có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc trị mụn nhọt và kháng sinh không kê đơn để đẩy nhanh quá trình lành mụn.
4.2 Điều trị cùng bác sĩ
Nếu quá trình điều trị mụn nhọt ở đùi tại nhà không hiệu quả, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xác định phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật tại phòng khám để loại bỏ mủ và kiểm tra tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ rạch một lỗ nhỏ trong mụn để chảy mủ, đồng thời lấy mẫu mủ gửi đến phòng thí nghiệm để làm kiểm tra. Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ xác định loại vi khuẩn cụ thể gây nhiễm trùng, từ đó bác sĩ quyết định loại kháng sinh nào tốt nhất để điều trị mụn nhọt .
5. Hướng dẫn phòng ngừa nổi nhọt ở đùi
Để phòng ngừa nổi mụn nhọt trên đùi, Bestme sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý trong quá trình chăm sóc cơ thể hàng ngày.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng chất sát trùng.
- Luôn giữ da sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày và mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Khi xuất hiện các vết cắt, vết xước và các vết thương khác, bạn cần làm sạch với cồn hoặc các dung dịch y tế khác, nhằm giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn tắm, dao cạo,...
- Thay vỏ gối, chăn và ga trải giường đều đặn.
Tổng kết
Tình trạng mụn nhọt ở đùi đã được Bestme chia sẻ chi tiết qua bài viết này. Hy vọng bạn sẽ kiên trì điều trị và chăm sóc để nhanh chóng loại bỏ mụn nhọt, lấy lại làn da mịn màng và cơ thể khỏe mạnh.
Đón đọc những bài viết khác của Bestme để cập nhật những tin tức làm đẹp mới nhất nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Everything You Should Know About Boils on the Inner Thigh - https://www.healthline.com/health/boils-on-inner-thigh
What does a boil on the inner thigh look like, what causes it, and how to treat it - https://www.medicalnewstoday.com/articles/321082
Tưởng chừng không cầu kỳ và phức tạp như nữ giới nhưng việc áp dụng đúng cách sử dụng dung dịch vệ sinh nam cũng cần được chú tâm để bảo vệ sức khỏe nam
Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi
Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô
Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên
Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ
“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm
“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc
Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l
Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi
Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&
Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th
Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ
Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ
Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme