Vì sao mọc mụn nước ở chân và ngứa? Bật mí cách trị hiệu quả
Mục lục
Mở rộngTable of Contents
Chân nổi mụn nước có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm da tiếp xúc, rôm sảy ở trẻ em, thủy đậu,... Việc hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết để điều trị đúng cách, hiệu quả. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về cách trị tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa ngay trong bài viết này.
1. Vì sao mọc mụn nước ở chân và ngứa?
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động và khiến chân bị nổi mụn nước, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
1.1 Trẻ em bị nổi mụn nước ở chân do rôm sảy
Với thân nhiệt vốn dĩ khá cao, một số trẻ em thường ra nhiều mồ hôi cộng thêm lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn sẽ khiến cho trẻ bị rôm sảy mà nổi mụn nước. Mụn nước có thể mọc ở đầu, ngực, vai, cổ, lưng với dạng lấm tấm hoặc thành từng đám khiến trẻ bị ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
1.2 Chân nổi mụn nước do bị dị ứng
Tình trạng viêm da do tiếp xúc các chất gây dị ứng có thể khiến làn da hình thành các nốt mụn chứa đầy dịch bên trong. Do mọc ở nhiều vị trí như lòng bàn tay, bàn chân nên khi gãi có thể làm lây lan ra các bộ phận khác.
1.3 Chân bị nổi mụn nước do viêm da tiếp xúc
Làn da vốn vô cùng nhạy cảm, nên khi tiếp xúc với các thành phần có chứa chất gây dị ứng như cây thường xuân, niken kim loại, cây hoa anh thảo, cao su, chất kết dính… đều dễ dàng bị viêm và nổi mụn nước ở chân.
1.4 Mụn nước ngứa ở chân do bệnh thủy đậu
Mụn nước do thủy đậu thường là các vết phồng nước có hình dạng tròn, có đường kính từ 1 đến 3 mm. Các vết mụn nước này thường đi kèm với các vết ban đỏ và có thể gây ra triệu chứng sốt nhẹ đến nặng.
Ban đầu, những vết mụn này thường nhỏ và lan rải rác, sau đó chúng nhanh chóng lan ra khắp cơ thể và gây nên nhiều tác động nguy hiểm tới sức khỏe.
1.5 Mọc mụn nước ở chân do bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng viêm da cơ địa đặc biệt với đặc trưng là xuất hiện các mụn nước gây ngứa ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Đôi khi các nốt mụn này còn phồng rộp có chứa dịch ở bên trong và có thể vỡ ra làm lây mụn ra các vùng da xung quanh.
1.6 Mụn nước ở chân ngứa do bệnh chàm
Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema nước) là một tình trạng da liên quan đến việc da trở nên sưng, đỏ, ngứa và nổi mụn nước. Điều trị bệnh chàm thường liên quan đến việc kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa, duy trì độ ẩm cho da và đôi khi sử dụng thuốc chống viêm và dị ứng.
1.7 Mụn nước ở ngón chân do bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước, còn được gọi là "scabies", là một bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh này thường gây ngứa, nổi mụn nước và kích ứng da do sự thâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn Sarcoptes scabiei trong lỗ chân lông của da và tạo ra hệ thống hẹp trong da để đẻ trứng và sinh sản.
1.8 Nổi mụn nước ở chân do ma sát
Nốt mụn nước do ma sát hình thành khi da bị cọ sát nhiều lần. Điều này khiến lớp da trên tách khỏi các lớp bên dưới. Chất lỏng tích tụ dưới lớp da bị tổn thương và tạo thành lớp đệm để bảo vệ da khỏi bị tổn thương thêm và cho phép da lành lại. Một số nguyên nhân gây ma sát phổ biến chính là mang giày mới, không vừa chân, buộc dây lỏng lẻo hoặc không đi tất,...
Ngoài ra, đứng nhiều giờ mỗi ngày hoặc đi bộ hoặc chạy đường dài cũng có thể gây phồng rộp do ma sát.
2. Bị mụn nước ở chân thì phải làm sao?
Chân bị nổi mụn nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó sẽ có cách điều trị khác nhau. Cùng Bestme khám phá một số bí quyết xóa bỏ nỗi lo mụn nước trên da của bạn nhé!
2.1 Cách chữa cách chữa mụn nước ở chân nhỏ
Nếu bạn chỉ có một vài nốt mụn nước nhỏ trên chân, bạn có thể thử các biện pháp đơn giản sau:
- Vệ sinh da: Rửa chân bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, nấm nhằm hạn chế mụn nước bị bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm tránh làm vỡ nốt mụn.
- Thuốc chống viêm và chống ngứa: Sử dụng kem hoặc thuốc bôi có chứa thành phần chống viêm và chống ngứa để giảm triệu chứng. Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm hay các thành phần dưỡng ẩm như lô hội, dầu dừa… để vùng da không bị đau rát, giảm nguy cơ vỡ mụn nước.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Hãy loại bỏ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể cũng như làn da của bạn.
- Chỉ sử dụng nguồn nước sạch để hạn chế được vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước.
2.2 Đối với trường hợp mụn nước ở chân lớn
Nếu mụn nước lớn hơn và lan rộng hơn, bạn cần xem xét các biện pháp điều trị sâu hơn:
- Gặp bác sĩ: Nếu tình trạng không giảm đi sau vài ngày hoặc nếu có triệu chứng nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau), bạn nên thăm bác sĩ để được được điều trị đúng phác đồ. Tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, do đó cách chữa trị cũng có những khác biệt. Nếu bạn bị ghẻ thì cần dùng thuốc diệt ký sinh trùng ghẻ, nếu mắc chàm bội nhiễm cần dùng kháng sinh...
- Tuyệt đối không tự ý chọc vỡ các nốt mụn: Tránh xé rách, cào các nốt mụn nước, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm.
2.3 Cách xử lý khi mụn nước ở chân bị nhiễm trùng
Nếu nốt mụn nước bị nhiễm trùng, bạn tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:
- Điều trị nhiễm trùng: Bên cạnh kem bôi, bạn cần bổ sung thuốc kháng sinh và kem chống nhiễm trùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bảo vệ phần chân: Hãy bảo vệ vùng bị ảnh hưởng khỏi sự cọ xát và tác động mạnh có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Hướng dẫn cách trị mụn nước ở chân tại nhà
Với tình trạng nhẹ khi các nốt mụn còn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng các cách sau:
3.1 Sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa mụn nước ở lòng bàn chân
- Gel nha đam
Nha đam có khả năng làm dịu da, giảm sưng đỏ, kích thích tái tạo tế bào da mới và cải thiện tình trạng da của bạn. Hãy sử dụng phần thịt bên trong lá nha đam và xay nhuyễn để tạo thành gel lỏng. Sau khi làm sạch da bằng nước muối sinh lý, bạn hãy thoa hỗn hợp trên lên vùng bị mụn nước để làm dịu.
- Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh có thể giúp làm dịu da và giảm sưng. Đặt viên đá lạnh trong một túi nilon hoặc khăn mỏng, sau đó đặt lên vùng da bị mụn nước ở chân trong khoảng 15 phút.
- Sử dụng muối
Muối có tính kháng khuẩn và có thể giúp làm sạch vùng da bị ảnh hưởng. Hòa muối biển không chất tẩy trắng vào nước ấm và ngâm chân trong khoảng 15-20 phút.
3.2 Sử dụng thuốc bôi mụn nước ở chân
Để nhanh lành vết thương, hãy thoa các sản phẩm trị mụn nước có chứa thành phần dưới đây:
- Hydrocortisone 1%: Thuốc chống viêm, giảm ngứa, và làm dịu da nhanh chóng.
- Calamine lotion: Loại thuốc này có khả năng làm dịu và giảm ngứa để bạn giảm bớt sự khó chịu.
- Thuốc chứa khoáng sulfur hoặc pyrethrin: Những thành phần này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và côn trùng gây ra mụn nước.
Hãy tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào và kiểm tra phản ứng trên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên toàn bộ chân của bạn nhé!
4. Chăm sóc và phòng ngừa mụn nước ở chân tái phát
Điều trị tình trạng chân nổi mụn nước hoàn toàn dễ dàng nếu bạn phát hiện từ sớm và tuân thủ chặt chẽ các lưu ý dưới đây:
- Uống đủ nước để cơ thể có khả năng thanh lọc máu, đào thải các chất độc tố ra ngoài.
- Ăn nhiều rau xanh, tránh ăn các loại thực phẩm kích thích gây mủ như xôi, bắp, nếp,….
- Hãy mang giày dép vừa vặn với chân và giữ tất luôn sạch sẽ.
- Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao, hãy sử dụng tất thể thao để giảm lượng mồ hôi chân sẵn có.
- Nếu chân của bạn xuất hiện các nốt mụn, hãy dán băng keo, miếng đệm để ngăn ngừa mụn nước xuất hiện.
Tổng kết
Với những giải đáp cho câu hỏi bị mọc mụn nước ở chân và ngứa phải làm sao, Bestme mong rằng bạn sẽ nắm bắt được nhiều thông tin để có thể dễ dàng giải quyết mụn nước và có đôi chân mịn màng như mình mong muốn nhé!
Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!
Nguồn tham khảo thông tin:
Blisters on Feet: Causes, How to Heal, Prevention, and More - https://www.verywellhealth.com/unexplained-blisters-on-feet-5192705
Blisters on Feet: What You Need to Know - https://www.healthline.com/health/blisters-on-feet
Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi
Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô
Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên
Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ
“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm
“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc
Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l
Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi
Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&
Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th
Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ
Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ
Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme
Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau khi sinh con là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được Bestme