6 nguyên nhân gây mùi cơ thể và 4 cách khắc phục

Tác giả:

Thứ năm, 08/05/2025, 16:32 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Mùi cơ thể là một trong những vấn đề tế nhị nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và giao tiếp. Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây mùi cơ thể để đề phòng và xử lý đúng cách, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự tự tin trong giao tiếp.

1. Ảnh hưởng của mùi cơ thể tới cuộc sống hàng ngày

Mùi cơ thể là một hỗn hợp hóa chất do các tuyến mồ hôi tiết ra khi gặp vi khuẩn trên da. Đối với nhiều người, việc có mùi hôi cơ thể khiến họ tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí tránh những môi trường đông người. Về lâu dài, mùi hôi cơ thể có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ xã hội và tâm lý cá nhân.

Mùi cơ thể khiến bạn mất tự tin, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày

2. Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Cùng tìm hiểu 6 nguyên nhân gây ra mùi cơ thể dưới đây để hiểu rõ bản chất tình trạng này, từ đó mới có thể tìm ra được phương án xử lý hiệu quả.

2.1 Hoạt động của tuyến mồ hôi

Trên da con người có hai loại tuyến mồ hôi chính: eccrine và apocrine. Tuyến eccrine tiết ra chủ yếu là nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể, trong khi tuyến apocrine tiết ra chất dịch nhiều protein và lipit, khi gặp vi khuẩn sẽ sinh mùi. [1]

2.2 Vi khuẩn và nấm trên da

Vi khuẩn trên da, đặc biệt là Corynebacterium, phân hủy các chất tiết ra từ tuyến apocrine tạo ra hợp chất gây mùi khó chịu. Các vùng như nách, bẹn, vùng sinh dục hay da đầu thường là nơi sinh mùi nặng.

2.3 Thực phẩm và chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, cả ri, rượu bia khiến cơ thể phát sinh mùi hương mạnh do chứa hợp chất giàu lưu huỳnh. Khi được chuyển hóa trong gan, chúng được đào thải qua mồ hôi và hô hấp, sinh ra mùi.

Chế độ ăn uống có các loại thực phẩm gây mùi cơ thể

2.4 Di truyền và yếu tố gen

Gen ABCC11 đóng vai trò chính trong việc quy định mức độ hoạt động của tuyến apocrine [2]. Những người mang biến thể gen này thường có mùi hôi cơ thể nặng hơn. Ngoài ra, bệnh hôi nách có xu hướng di truyền trong gia đình.

2.5 Thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc khi bị căng thẳng, nội tiết tố thay đổi làm tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Tâm trạng lo lắng cũng kích hoạt hoạt động tuyến apocrine, tăng nguy cơ sinh mùi.

2.6 Bệnh lý liên quan

Các bệnh như tiểu đường, suy thận, cường giáp, rối loạn chuyển hóa hay nhiễm toan ceton [3] đều có thể dẫn đến gây mùi cơ thể khác thường, khác biệt hoàn toàn với mùi mồ hôi thông thường.

Nguyên nhân gây mùi cơ thể là do bệnh lý

3. Hôi nách có lây không?

Hôi nách không phải là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không lây qua tiếp xúc trực tiếp hay mặc chung quần áo. Đây là một tình trạng có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, hoạt động tuyến mồ hôi và vi khuẩn trên da.

Tuy nhiên, dù hôi nách không lây, bạn vẫn nên hạn chế mặc chung quần áo, khăn tắm hoặc đồ dùng cá nhân để phòng tránh các bệnh da liễu như nấm da, viêm nang lông hay mụn nhọt.

4. Cách khắc phục và phòng ngừa mùi cơ thể

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân gây mùi cơ thể, Bestme gợi ý cho bạn 4 cách khắc phục và phòng ngừa mùi cơ thể để bạn thêm tự tin.

4.1 Vệ sinh cá nhân

  • Tắm rửa đều đặn ít nhất 1–2 lần/ngày, đặc biệt sau khi vận động hoặc làm việc ra nhiều mồ hôi.
  • Dùng xà phòng kháng khuẩn chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
  • Vệ sinh kỹ các vùng da có nguy cơ cao như nách, bẹn, da đầu và giữ chúng khô ráo.
  • Thay quần áo mỗi ngày, đặc biệt là đồ lót và áo thun.
Tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ mùi cơ thể

4.2 Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn các thực phẩm dễ gây mùi như hành tây, tỏi, cà ri, thức ăn cay, rượu và cà phê.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và nước lọc để giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong.
  • Tập thể dục đều đặn giúp điều hòa hormone và giảm stress – một trong những yếu tố kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.

4.3 Sử dụng sản phẩm khử mùi

  • Chọn sản phẩm có chứa aluminum chloride [4] hoặc các hoạt chất ngăn tiết mồ hôi.
  • Ưu tiên sản phẩm không chứa cồn, hương liệu tổng hợp gây kích ứng da.
  • Kết hợp giữa lăn khử mùi ban ngày và sản phẩm đặc trị ban đêm để kiểm soát hiệu quả.
  • Không lạm dụng nước hoa để che giấu mùi vì có thể làm mùi trở nên nặng hơn.

4.4 Điều trị y tế

Khi đã thực hiện các biện pháp tại nhà nhưng tình trạng mùi cơ thể không cải thiện, bạn nên gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế

5. Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Tìm hiểu thêm thông tin về mùi cơ thể thông qua một số câu hỏi đáp nhanh sau đây.

5.1 Hôi nách có lây được không nếu dùng chung khăn hay áo?

Không. Hôi nách không lây qua việc dùng chung đồ cá nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh da liễu có thể lây qua các vật dụng này.

5.2 Mùi cơ thể có thể biến mất hoàn toàn không?

Có thể kiểm soát hoặc giảm tối đa bằng cách vệ sinh đúng cách, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng sản phẩm đặc trị hoặc can thiệp y tế nếu cần thiết.

5.3 Có sản phẩm tự nhiên nào giúp giảm mùi cơ thể không?

Có, như dùng baking soda, giấm táo, dầu tràm hoặc phèn chua – tuy nhiên hiệu quả tùy cơ địa và nên thử từng bước nhỏ trước.

5.4 Làm sao phân biệt mùi cơ thể bình thường và do bệnh lý?

Mùi cơ thể do bệnh thường có tính chất bất thường như mùi cá ươn, mùi ngọt như trái cây lên men, kéo dài dù đã vệ sinh sạch.

5.5 Có nên tẩy lông nách để giảm mùi không?

Có thể. Việc tẩy lông giúp vùng nách khô thoáng hơn và hạn chế vi khuẩn cư trú gây mùi, nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh viêm da.

Một số thông tin khác về mùi cơ thể

Tổng kết

Mùi cơ thể là vấn đề phổ biến nhưng có thể kiểm soát nếu hiểu rõ nguyên nhân gây mùi cơ thể. Việc duy trì vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống lành mạnh và lựa chọn sản phẩm khử mùi phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng này rõ rệt. Đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia nếu mùi hôi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Thường xuyên theo dõi Bestme để bỏ túi thêm nhiều mẹo chăm sóc cơ thể hữu ích khác bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.osmosis.org/answers/bromhidrosis  

[2] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3539816/ 

[3] https://www.cdc.gov/diabetes/about/diabetic-ketoacidosis.html 

[4] https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9856/aluminum-chloride-topical/details 

Có thể bạn sẽ thích
8 cách để cơ thể có mùi thơm tự nhiên và dễ chịu

Bestme sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện ngay tại nhà, giúp bạn luôn tỏa hương nhẹ nhàng, cuốn hút dù

Hướng dẫn cách sử dụng dung dịch vệ sinh nam chuẩn nhất

Tưởng chừng không cầu kỳ và phức tạp như nữ giới nhưng việc áp dụng đúng cách sử dụng dung dịch vệ sinh nam cũng cần được chú tâm để bảo vệ sức khỏe nam

Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết

Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi

Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà

Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô

15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả

Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên

Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay

Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ

Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ

“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm

Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc

Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?

Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l

Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất

Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&

Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết

Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th

Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết

Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!  

Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất

Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ