Vết thương lên da non, vết sẹo bị nổi mụn nước phải làm sao?

Tác giả:

Thứ tư, 16/08/2023, 13:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Mục lục 


Vết thương, vết sẹo bị nổi mụn nước là tình trạng không chỉ mang lại cảm giác khó chịu, đau rát mà còn ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Để tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Bestme nhé!

1. Vì sao vết thương, vết sẹo bị nổi mụn nước?

Cùng Bestme giải đáp câu hỏi vì sao vết sẹo, vết thương bị nổi mụn nước bạn nhé!

1.1 Xung quanh vết thương nổi mụn nước do bị nhiễm trùng

Khi vết thương hoặc sẹo bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra một sự phồng rộp và tập trung dịch nước dưới da. Điều này khiến hình thành các nốt mụn nước li ti trên da vô cùng khó chịu.

1.2 Vết thương lên da non nổi mụn nước do da bị kích ứng

Sự tác động của các thành phần mỹ phẩm trên da hoặc hóa chất có hại có thể khiến da bị kích ứng mạnh mẽ. Trước tình trạng này, làn da sẽ phản ứng bằng cách hình thành nốt mụn nước.

Tình trạng kích ứng dễ khiến da nổi mụn nước

1.3 Nổi mụn nước ở vết sẹo do không vệ sinh da đúng cách

Vệ sinh, làm sạch da là vô cùng quan trọng để loại bỏ các yếu tố làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. 

Nếu bạn không vệ sinh đúng cách khi da đang bị thương, có vết sẹo thì da dễ dàng bị bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vùng bị tổn thương, từ đó gây nên tình trạng vết sẹo bị nổi mụn nước, thậm chí là mụn mủ.

1.4 Nổi mụn nước quanh vết thương do thuốc trị sẹo

Nhằm đem lại công dụng trị sẹo hiệu quả, các thuốc trị sẹo thường chứa hoạt chất làm mờ thâm sẹo mạnh mẽ. Tuy nhiên, những thành phần này có thể gây kích ứng cho da, dẫn đến sự hình thành nốt mụn nước trong vùng sẹo.

1.5 Nổi mụn nước ở vết bỏng

Mụn nước xuất hiện do bỏng làm nóng rát da và lớp mô dưới da, khi đó da có phản ứng tăng tiết dịch để làm mát cấp tốc. Nốt mụn nước sẽ xuất hiện như một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong nhằm giảm thiểu tổn thương sâu bên trong.

Da dễ nổi mụn nước ở vùng sẹo bỏng

1.6 Bị viêm da dị ứng, chàm hóa vết thương

Khi bị viêm da dị ứng, chàm hóa vết thương, tình trạng vết sẹo bị nổi mụn nước có thể xảy ra cùng với một số triệu chứng khác như nứt nẻ, đóng vảy, bong tróc da và kèm thêm cảm giác ngứa ngáy khó chịu… 

1.7 Vết thương bị cọ xát

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nổi mụn nước ở vết thương. Mụn nước có thể xuất hiện và gây ra những vết phồng rộp bởi ma sát trên ngón chân, găng tay, lòng bàn tay,... do thường xuyên đi giày, ủng, găng tay trong thời gian dài. 

Mặc dù mụn nước do bị cọ xát này có thể tự mất đi sau một thời gian, nhưng bạn vẫn nên hạn chế sử dụng các vật dụng gây ma sát để tránh làm tổn thương nặng hơn.

2. Mọc mụn nước xung quanh vết thương có nguy hiểm không?

Thông thường, cơ thể của chúng ta được xây dựng cơ chế tự phục hồi cho vùng bị tổn thương. Điều này có nghĩa là sau khi bị thương, vết tổn thương có khả năng tự khắc phục. 

Tuy nhiên, trong một số tình huống, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương. Khi điều này xảy ra, quá trình tự phục hồi của cơ thể sẽ bị trở ngại, và tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn với các nốt mụn nước. Để lâu dài nó có thể gây nhiễm trùng máu, đe dọa sức khỏe của người bị tổn thương.

Do đó, nếu bạn gặp phải tình trạng vết sẹo bị nổi mụn nước kèm theo sưng và phù kéo dài hơn 4-6 ngày, điều này có thể là tín hiệu điển hình của nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế để được chữa trị kịp thời nhé!

Mọc mụn nước xung quanh vết thương là tín hiệu đáng báo động

⚡⚡⚡Tìm hiểu thêm : Hình xăm nổi mụn nước

3. Hướng dẫn xử lý khi vết sẹo, vết thương nổi mụn nước

Khám phá cách xử lý khi vết thương, vết sẹo bị nổi mụn nước bạn nhé!

3.1 Những điều nên làm khi vết thương bị nổi mụn nước

Ngay lập tức, bạn cần rửa sạch vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%, nhằm ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuyệt đối không sử dụng dung dịch oxy già để vệ sinh tránh tình trạng tế bào mới hình thành bị tổn thương, gây trở ngại cho quá trình hồi phục.

Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như Neosporin hoặc Bacitracin. Có thể kết hợp dùng thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen (Advil), để giúp giảm đau và sưng. 

Sau đó, hãy sử dụng thuốc khử trùng và đặt một tấm băng gạc mỏng lên vết thương, nhằm bảo vệ và ngăn vi khuẩn xâm nhập, giúp vết thương nhanh chóng lành. Tuy nhiên, cần tránh việc đóng kín vùng vết thương có thể khiến da bị phồng rộp nghiêm trọng hơn.

 

Tránh việc đóng kín vùng vết thương khiến mụn nước thêm nghiêm trọng

Khi vết sẹo bị nổi mụn nước, việc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi có thể giúp kiểm soát viêm nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da nhanh chóng. Dưới đây là một số hoạt chất thông thường được sử dụng để đối phó với tình trạng này:

  • Benzoyl Peroxide (BPO): Là một hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm, BPO thường được sử dụng để kiểm soát mụn và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Salicylic Acid: Salicylic acid giúp loại bỏ tế bào da chết và làm sạch lỗ chân lông, từ đó giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm nguy cơ mụn nước hình thành.
  • Hyaluronic Acid: Loại acid hyaluronic có trong các sản phẩm chăm sóc da có khả năng giữ nước và làm dịu da, giúp da duy trì độ ẩm và giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Allantoin: Hoạt chất này giúp làm dịu da và giảm kích ứng, thích hợp trong việc chăm sóc da bị viêm nhiễm.

✔️✔️✔️Giải đáp : Nổi mụn nước ở môi bôi thuốc gì

3.2 Những điều không nên làm khi nổi mụn nước ở vết thương

Những điều tuyệt đối không được làm khi vết sẹo bị nổi mụn nước mà bạn không được bỏ qua:

  • Không tự ý làm vỡ nốt mụn: 

Đôi khi, các nốt mụn nước có chức năng bảo vệ lớp mô tế bào nằm sâu bên dưới bề mặt da khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, chúng đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của lớp da non. 

Nên việc chọc vỡ những nốt mụn nước này sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng thương tổn và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Đừng tự ý làm vỡ nốt mụn khiến tình trạng tổn thương thêm nghiêm trọng
  • Tránh sử dụng sát khuẩn quá mạnh: 

Các thành phần sát khuẩn có thể gây tổn thương cho mô hạt và làm ngăn cản quá trình lành vết thương tự nhiên. Do đó, tuyệt đối không sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn có nồng độ mạnh hay dùng trên các vùng vết thương nghiêm trọng.

  • Không chườm đá trực tiếp lên da: 

Chườm đá lạnh lên các nốt mụn nước cũng là một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải. Việc này có thể khiến vùng da bị bỏng lạnh khi tiếp xúc trực tiếp đột ngột với đá lạnh cũng cho khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. 

Điều này làm cho các cấu trúc tế bào da bị đứt gãy, các nốt mụn nước trở nên nặng nề và khó lành hơn.

3.3 Vết sẹo bị nổi mụn nước khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp khi bạn đã áp dụng các phương pháp chăm sóc da nhưng vẫn không thấy vết sẹo nổi mụn nước thuyên giảm. 

Thậm chí tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn như: sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, vết phồng rộp hoặc vết loét không có dấu hiệu lành lại,... thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Hãy sớm tìm gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách nhé!

Tổng kết

Trên đây, Bestme đã giúp bạn giải đáp cách khắc phục tình trạng vết thương, vết sẹo bị nổi mụn nước. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích để điều trị vết phồng mụn nước hiệu quả cũng như giúp da nhanh chóng hồi phục để bạn tự tin với vẻ ngoài nhé!

Thông tin tham khảo:

https://www.healthline.com/health/infected-blister

Có thể bạn sẽ thích
Tinh dầu và nước hoa khử mùi cơ thể: Loại nào tốt hơn?

Nhiều người vẫn băn khoăn giữa việc chọn nước hoa hay tinh dầu khử mùi cơ thể. Bài viết sau Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai lựa chọn phổ biến này.

Dùng phấn khử mùi cơ thể liệu có thực sự hiệu quả?

Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, lợi ích cũng như lý do vì sao phấn khử mùi là lựa chọn tối ưu cho cơ thể sạch thơm mỗi ngày.

Cách khử mùi hôi cơ thể sau sinh hiệu quả, an toàn cho mẹ bỉm

Sau sinh, cơ thể người mẹ phải trải qua nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn nội tiết, dẫn đến tình trạng mùi cơ thể trở nên rõ rệt và gây mất tự tin.

Mùi cơ thể ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách xử lý hôi nách hiệu quả

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể trải qua nhiều thay đổi về sinh lý và nội tiết tố, từ đó dẫn đến hiện tượng tiết mồ hôi nhiều và xuất hiện m&ugra

Mẹo khử mùi cơ thể bằng nguyên liệu tự nhiên

Không cần đến các sản phẩm hoá học, bạn vẫn có thể áp dụng những mẹo khử mùi cơ thể đơn giản, hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên.

Bí quyết khử mùi cơ thể tự nhiên: An toàn, hiệu quả, dễ thực hiện

Trong những ngày nắng nóng, việc khử mùi cơ thể tự nhiên là giải pháp an toàn và được nhiều người tìm kiếm nhất.

6 nguyên nhân gây mùi cơ thể và 4 cách khắc phục

Bestme sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây mùi cơ thể để đề phòng và xử lý đúng cách, tránh được những ảnh hưởng ti&eci

8 cách để cơ thể có mùi thơm tự nhiên và dễ chịu

Bestme sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện ngay tại nhà, giúp bạn luôn tỏa hương nhẹ nhàng, cuốn hút dù

Hướng dẫn cách sử dụng dung dịch vệ sinh nam chuẩn nhất

Tưởng chừng không cầu kỳ và phức tạp như nữ giới nhưng việc áp dụng đúng cách sử dụng dung dịch vệ sinh nam cũng cần được chú tâm để bảo vệ sức khỏe nam

Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết

Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi

15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả

Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên

Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà

Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô

Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay

Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ

Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ

“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm

Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc