Bệnh viêm nang lông là gì? Có tự hết không? Nên làm gì?

Tác giả:

Thứ sáu, 01/09/2023, 08:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Mục lục 


Viêm nang lông là một bệnh lý về da không gây nhiều nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và cuộc sống của người bị. Trong bài viết này, Bestme sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh và những biện pháp cải thiện tình trạng này. 

1. Viêm nang lông là gì?

Đây là bệnh lý các nang lông bị viêm do nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da. Bệnh sẽ đi kèm một số triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng xuất hiện mụn nhỏ li ti, lông mọc ngược, nổi nốt ban đỏ,... Bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. 

Giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm nang lông là gì?”

2. Các loại và hình ảnh viêm nang lông

Bị viêm lỗ chân lông thường được phân chia dựa trên mức độ tổn thương của nang lông. Với trường hợp nang lông chỉ tổn thương một phần nhỏ thì được đánh giá là viêm da nang lông nông hay viêm nang bề mặt lông. Còn khi toàn bộ nang lông bị ảnh hưởng và tổn thương, tình trạng này sẽ được gọi là viêm nang lông sâu.

Dưới đây là hình ảnh thực tế của các loại viêm nang lông mà bạn có thể tham khảo để dễ dàng phân biệt hơn.

Hình ảnh viêm lỗ chân lông nông
Hình ảnh thực tế viêm da nang lông sâu

3. Triệu chứng, dấu hiệu của viêm nang lông

Bệnh lý viêm lỗ chân lông có những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến, bao gồm:

  • Các cụm mụn nhỏ sưng đỏ hoặc mụn đầu trắng xuất hiện xung quanh vùng da bị viêm lông chân.
  • Mụn nước chứa mủ.
  • Làn da ngứa và đau rát.
  • Xuất hiện những vết sưng trên da.
Dấu hiệu của viêm nang phổ biến

4. Nguyên nhân bị viêm nang lông

Cùng Bestme tìm hiểu những nguyên nhân chính hình thành bệnh lý này trên da, giúp bạn dễ dàng xác định được phương hướng điều trị phù hợp.

4.1 Do vi khuẩn

Nang lông bị viêm thường xuất phát từ tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus (SA) xâm nhập vào da. Tụ cầu SA luôn tồn tại dưới da ở dạng ổn định nhưng thường gây ra bệnh lý khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt hoặc vết thương.

Tại sao bị viêm nang lông? Do sự xâm nhập của vi khuẩn vào lỗ chân lông

4.2 Viêm lỗ chân lông do nấm

Viêm nang lông do nấm Pityrosporum cũng là một trường hợp khá phổ biến. Nấm men khi đi vào cơ thể sẽ làm xuất hiện mụn mủ mãn tính, gây ngứa và đó. Từ đó, xuất hiện bệnh lý viêm da nang lông. 

4.3 Một số nguyên nhân khác

Bị viêm chân lông còn gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Tắm với nước quá nóng hoặc sử dụng hồ bơi có tỉ lệ Clo cao.
  • Lỗ chân bị bít tắc do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không làm sạch da đúng cách.
  • Không xử lý triệt để các vết thương, sẹo hay nhiễm trùng do bị thương, phẫu thuật, tai nạn, cạo râu,… 
  • Mặc quần áo quá chật, vải thô và không thông thoáng.
  • Người bị bệnh tiểu đường hoặc HIV làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Lông mọc ngược do sử dụng dao cạo hoặc nhíp không vệ sinh.
Cạo râu gây lông mọc ngược là một trong những nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông

5. Yếu tố kích thích viêm lỗ chân lông hình thành

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm nang lông mà bạn cần lưu ý để có phương pháp phòng ngừa tốt nhất.

5.1 Yếu tố bên trong cơ thể

Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ mắc viêm lỗ chân lông. Những trẻ có cha mẹ mắc phải tình trạng này sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác. 

Đồng thời, hoạt động của tuyến dầu tự nhiên trên da cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh. Bởi, tuyến dầu hoạt động quá mức có thể khiến lỗ chân lông bị tắc và gây viêm. 

Nguy cơ da bị viêm lỗ chân lông cao do di truyền

5.2 Viêm lỗ chân lông do yếu tố bên ngoài

Bên cạnh những yếu tố bên trong cơ thể, những tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng gây viêm nhiễm nang lông.

  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm và chứa nhiều hóa chất.
  • Sử dụng các trang phục hoặc dụng cụ giữ nhiệt như găng tay, ủng,... trong thời gian dài.
  • Tổn thương các nang lông do cạo râu hoặc tẩy lông không đúng cách.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như corticoid, prednisolon hay thuốc kháng sinh kéo dài.
  • Mắc bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS hoặc một số bệnh lý khác gây suy giảm miễn dịch.

6. Viêm nang lông có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?

Tình trạng viêm lỗ chân lông không thể tự hết nếu không thực hiện bất kỳ biện pháp chăm sóc hoặc can thiệp y tế nào. Thời gian trị liệu tình ngắn hay dài còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh. 

Thông thương, viêm nhẹ thì có thể khỏi sau 3-5 ngày điều trị. Còn trường hợp nặng hơn, thời gian sẽ kéo dài 2-3 tuần, thậm chí 1-2 tháng.

Viêm nang lông không thể tự hết nếu không được điều trị

7. Bị viêm nang lông nên làm gì?

Để giúp bạn giải quyết dứt điểm viêm lỗ chân lông, Bestme sẽ giới thiệu những phương pháp điều trị phổ biến và mang đến hiệu quả tốt nhất.

7.1 Sử dụng thuốc

Bạn sẽ cần sử dụng kết hợp thuốc bôi và thuốc uống để điều trị tình trạng viêm nang lông nhanh chóng, tránh lây lan. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị, bao gồm:

  • Thuốc sát khuẩn: Có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh, làm sạch viêm nhiễm và đồng thời hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Một số loại dung dịch sát khuẩn có thể được sử dụng như Povidon iod 0.1%, Hexamidine 0.1%, Chlorhexidine 4%,...
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Có tác dụng loại bỏ vi khuẩn bám sâu ở nang lông, thường được sử dụng khi viêm lỗ chân lông trường hợp nặng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Amoxicillin, B-lactam, Ciprofloxacin, Cephalosporin,... 
  • Thuốc kháng nấm: Thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm do nấm gây ra. Thuốc này được thiết kế ở cả dạng uống và dạng bôi.
Sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để điều trị hiệu quả

7.2 Liệu pháp ánh sáng

Đây là phương pháp điều trị tình trạng viêm nang lông bằng 2 nguồn ánh sáng sinh học cường độ cao. Những bước sóng ánh sáng có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn tồn tại ở nang lông, làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Liệu pháp ánh sáng thường được sử dụng để điều trị lỗ chân lông bị viêm toàn thân.

Sử dụng ánh sáng để điều trị viêm nang lỗ chân lông

7.3 Thực hiện tiểu phẫu

Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp kích thước nốt mụn mủ do viêm da nang lông gây ra quá lớn. Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn mủ viêm để giảm cảm giác ngứa rát, tăng tốc độ phục hồi và giảm sẹo cho người bệnh.

7.4 Chăm sóc da tại nhà khi bị viêm nang lông

Chăm sóc da tại nhà là phương pháp hữu hiệu và an toàn để điều trị viêm lỗ chân lông trường hợp nhẹ. 

  • Chườm ấm: Đây là phương pháp có tác dụng giảm sưng tấy và đau rát. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm sạch ngâm nước nóng, rồi nhẹ nhàng đắp lên vùng da bị viêm trong 1-2 phút.
  • Làm sạch da: Đây là bước quan trọng để hạn chế vi khuẩn lây lan và khiến bệnh trở nặng hơn. Bạn sẽ luôn phải làm sạch vùng da bị viêm bằng xà phòng diệt khuẩn hàng ngày.
  • Bôi gel làm dịu da: Bạn có thể sử dụng gel từ lô hội để làm dịu và khiến da nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, nước giấm táo hay củ nghệ tươi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa cũng hỗ trợ điều trị viêm lỗ chân lông hiệu quả.
  • Bảo vệ vùng da bị viêm: Bảo vệ da giúp đảm bảo tình trạng viêm nang lông không tăng về mức độ nghiêm trọng hoặc diện tích bị tổn thương. Nếu vùng da đang bị viêm nang có tiếp xúc với quần áo, hãy nhớ mặc quần áo rộng rãi để vùng da luôn thông thoáng và tránh ma sát.
Điều trị mụn nang lông tại nhà với chế độ chăm sóc da an toàn

8. Giải đáp câu hỏi thường gặp về viêm lỗ chân lông

Bestme sẽ giải đáp một số thắc mắc được bạn đọc quan tâm để bạn có thể hiểu thêm về bệnh lý này.

8.1 Viêm nang lông có nguy hiểm không?

Viêm lỗ chân lông không gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể chuyển biến thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình, tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng và khó điều trị dứt điểm được. Làn da của bạn có thể để lai sẹo hoặc thâm vĩnh viễn, hoặc nang lông bị tổn thương khiến lông, tóc không thể mọc lại được.

Do đó, bạn không thể chủ quan với bệnh lý này được. Với trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc da an toàn. Khi tình trạng bệnh trở nặng và có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra.

8.2 Viêm nang lông kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Khi mắc viêm nang, bạn cần lưu ý hạn chế bổ sung những nguồn thực phẩm dưới đây, bao gồm:

  • Thức ăn chứa quá nhiều đường hoặc tinh bột đã qua chế biến.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ.
  • Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao hoặc nội tạng động vật.
  • Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Món ăn chứa nhiều muối. 
Bị viêm nang chân lông không nên sử dụng nguồn thực phẩm này

Bên cạnh những thực phẩm không tốt, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm dưới đây để đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi.

  • Rau, củ hoặc trái cây có chứa chất oxy hóa như táo, dứa, mâm xôi, phúc bồn tử, việt quất, dâu tây,…
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao, gồm: chuối, rau cải xanh, cải kale, cải thìa, rau bó xôi, diếp cá,...
  • Gừng.
  • Hoạt chất Lycopene và Catechin được tìm thấy trong cà chua, bưởi hồng, trà xanh,… 
  • Nước ép từ các loại rau củ, trái cây tươi.
  • Thực phẩm giàu vitamin C, A và axit béo Omega 3.
  • Hải sản.
Nguồn thực phẩm nên ưu tiên bổ sung khi bị mụn viêm nang lông

8.3 Viêm nang lông nên tắm bằng gì?

Sử dụng các loại lá hoặc thảo mộc từ thiên nhiên để tắm hàng ngày mang tới hiệu quả điều trị vượt trội.

  • Chè xanh: Thường được sử dụng để nấu nước tắm chữa một số bệnh ngoài da như viêm lỗ chân lông, mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, rôm sảy, chàm khô,… Chè xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
  • Lá ổi: Đây là nguyên liệu có tính ấm, giúp làm dịu da và giảm cảm giác khó chịu do viêm nang lông gây ra hiệu quả. Lá ổi còn hỗ trợ giảm viêm, sát trùng và giảm viêm đỏ nhanh chóng.
  • Lá đơn đỏ (đơn tướng quân): Đây là thảo mộc thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa mề đay, mụn nhọt, tổ đỉa và viêm da nang lông. Thảo dược này mang tới nhiều công dụng cho cơ thể, trong đó có khả năng giảm viêm tự nhiên vượt trội.
Bị viêm nang lỗ chân lông có thể tắm bằng các loại lá hoặc thảo mộc tự nhiên

9. Phòng ngừa viêm nang lông như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng viêm lỗ chân lông, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cuộc sống hàng ngày dưới đây:

  • Hạn chế mặc quần áo quá bó sát nếu bạn có làn da mẫn cảm với bụi vải.
  • Nếu bạn sử dụng găng tay thường xuyên thì cần làm sạch kỹ càng sau mỗi lần dùng bằng xà phòng.
  • Không nên cạo râu quá sát chân hoặc liên tục.
  • Không dùng chung dao cạo, khăn mặt và khăn tắm.
  • Hạn chế đi bơi tại những khu vực nước không đảm bảo vệ sinh.

Tổng kết

Bestme đã cùng bạn tìm hiểu về bệnh lý viêm nang lông gây nhiều khó chịu cho cơ thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể chăm sóc làn da và điều trị tình trạng viêm một cách an toàn và tốt nhất nhé!

Đón đọc những bài viết khác của Bestme để cập nhật thêm tin tức làm đẹp hữu ích khác nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Có bầu có triệt lông được không? Ích lợi và tác hại cần biết

Có bầu có triệt lông được không? Và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng Bestme tìm hiểu chi

Hướng dẫn cách sử dụng mỡ trăn triệt lông hiệu quả tại nhà

Mỡ trăn triệt lông là một phương pháp được nhiều người thực hiện nhờ lành tính và hiệu quả. Cùng Bestme khám phá cách triệt lô

15 cách triệt lông tại nhà không đau thực sự có hiệu quả

Cách triệt lông tại nhà thực sự có hiệu quả không? Cùng Bestme giải đáp và khám phá TOP 15 cách tẩy lông tự nhiên

Triệt lông vĩnh viễn có mọc lại không? 4 cách tốt nhất hiện nay

Triệt lông vĩnh viễn có thực sự giúp bạn loại bỏ lông mãi mãi không? Cùng Bestme tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đâ

Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách? 4 nguyên nhân bất ngờ

“Tại sao triệt lông nách lại bị hôi nách” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này sau khi triệt lông. Cùng Bestm

Hướng dẫn 2 cách tẩy lông bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

“Cách tẩy lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?” là điều rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc. Cùng Bestme giải đáp thắc mắc

Sau khi triệt lông nên kiêng gì? Kiêng bao lâu là tốt nhất?

Cùng Bestme giải đáp thắc mắc “Sau khi triệt lông nên kiêng gì?” để cùng bạn chăm sóc làn da và duy trì hiệu quả l

Nguyên nhân nổi mụn nước ở vành tai và cách xử lý nhanh nhất

Nổi mụn nước tại khu vực vành tai có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe nghi

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì? Không nên bôi gì là tốt nhất?

Vừa tẩy lông xong nên bôi gì để chăm sóc vùng da sau khi tẩy lông hiệu quả và hạn chế lông mọc lại nhanh hơn. Hãy cùng Bestme t&

Triệt lông có hại không? 17 tác hại có thể gặp phải cần biết

Triệt lông đã trở thành một giải pháp phổ biến giúp loại bỏ lông triệt để, mang lại cho bạn làn da láng mịn. Cùng Bestme giải đáp th

Triệt lông nách có hết thâm không? Bật mí thông tin cần biết

Nhiều người có thắc mắc “Triệt lông nách có hết thâm không?” Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đâ

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Vì sao cần kiêng nước?

Sau triệt lông kiêng nước bao lâu? Hãy cùng Bestme tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!  

Nguyên nhân bị nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa tốt nhất

Khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín, tâm lý chung của nhiều người là vô cùng lo lắng và ngại ngùng. Nguy hại hơn khi những nốt mụn này lạ

Nổi mụn mủ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất

Mụn mủ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi nổi mụn ở chân. Bài viết này, cùng Bestme

Nguyên nhân và 7 cách trị rụng tóc sau sinh đơn giản hiệu quả

Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau khi sinh con là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được Bestme