Chùa Thiên Mụ ở đâu? Hình ảnh, kinh nghiệm đi chùa du xuân

Tác giả:

Thứ hai, 19/02/2024, 15:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Table of Contents


Huế có khá nhiều ngôi chùa cổ kính, trong đó không thể không nhắc tới chùa Thiên Mụ nức tiếng. Qua bài viết này, Bestme sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin về ngôi chùa này để bạn có một chuyến du xuân đáng nhớ nhé!

1. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế

Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi chùa tuyệt đẹp của Huế này nhé!

1.1 Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Chùa Thiên Mụ Huế, hay còn được gọi là chùa Linh Mụ, nằm trên đồi Hạ Khuê ở phường Kim Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa lạc bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Tây. 

Với phong cảnh hữu tình, ngôi chùa đã trở thành điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách khi thăm mảnh đất cố đô.

Giới thiệu chùa Thiên Mụ

1.2 Lịch sử chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ ở Huế đã trải qua hơn 400 năm lịch sử, được xây dựng từ thế kỷ 17. Theo tương truyền, Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Thành phố Huế và do đích thân chúa Nguyễn Hoàng xem xét địa thế để dựng cơ đồ cho dòng họ Nguyễn. 

Nhận thấy thế đất nơi đây giống như rồng quay đầu lại, năm 1601, Chúa quyết định xây dựng một ngôi đền trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ. Đến năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần trùng tu chùa và đúc một quả chuông đồng lớn nặng 3285 cân, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mang tên chuông Đại Hồng Chung. 

1.3 Khám phá sự tích chùa Thiên Mụ

Theo những ghi chép trong sử sách, chúa Nguyễn Hoàng, người được biết đến như là vị chúa đầu tiên của Đàng Trong, được ghi nhận là người xây dựng ngôi chùa này. 

Vào năm 1601, khi chuẩn bị mở rộng lãnh thổ, chúa Nguyễn Hoàng cùng đội quân của mình lưu vong qua bờ sông Hương trên những chiếc ngựa. Trong hành trình, ông ngẫu nhiên phát hiện một ngọn đồi nhỏ nổi bật bên bờ sông xanh biếc, hình như giống như một con rồng đang quay đầu nhìn về phía sau.

Đồng thời, cùng lúc đó, cư dân địa phương cũng đang lan truyền câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt tràn đầy phúc hậu. Mỗi đêm, bà lên đỉnh đồi Hạ Khuê và phát ngôn rằng: "Ở đây sẽ có một vị chúa sẽ xây dựng chùa để bảo vệ long mạch rồng." 

Cảm thấy rằng ý tưởng của mình đồng điệu với câu chuyện dân gian, Nguyễn Hoàng ngay lập tức ra lệnh cho binh lính xây dựng ngôi chùa trên đỉnh đồi. Kể từ đó, ngôi chùa được đặt tên là "Thiên Mụ Tự" - hay "Bà mụ nhà trời".

Sự tích về ngôi chùa Linh Mụ cổ kính

2. Khám phá Kiến trúc chùa Thiên Mụ

Kiến trúc của chùa Thiên Mụ khá ấn tượng, toát lên vẻ hữu tình, thơ mộng nên thu hút nhiều du khách ghé thăm. Cùng Bestme khám phá lối kiến trúc độc đáo, cổ kính của ngôi chùa nhé!

2.1 Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là cổng chính của chùa, đằng sau là tháp Phước Duyên. Cổng có ba lối đi tượng trưng cho ba giới: Nhân - Quỷ - Thần. Cổng được xây dựng với hai tầng và tám mái. 

Tầng hai là khu vực thờ Phật, với đỉnh mái trang trí nhiều họa tiết hoa văn độc đáo. Cả hai bên lối đi đều được bảo vệ bởi tượng Hộ Pháp, tạo nên một bức tranh linh thiêng và trang nghiêm.

Cổng tam quan chùa Thiên Mụ

2.2 Tháp Phước Duyên

Khi bước qua cổng Tam Quan, bạn sẽ tiến tới tháp Pháp Duyên. Ngọn tháp này thường được ví như “linh hồn” của chùa Thiên Mụ. Tháp Phước Duyên được xây dựng từ năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. 

Tháp được tạo hình hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với tất cả 7 tầng, mỗi tầng 2m. Nhìn chung, thiết kế của mỗi tầng là hoàn toàn giống nhau, được sơn màu hồng. 

Tháp Phước Duyên - điểm nhấn của ngôi chùa

2.3 Điện Đại Hùng

Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc - Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Tượng khắc Phật Di Lặc khá sắc nét, được chạm trổ tinh xảo, làm nổi bật lên dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa sự bao dung và nụ cười nhân hậu. 

Điện còn là nơi lưu giữ bức đại tự, có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng vô cùng quý giá.

2.4 Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Hòa thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa Thiên Mụ Huế. Ông đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc phát triển Phật giáo tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích và giúp người. 

Do đó, khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn và là nơi thờ cúng vị sư tôn kính này.

Nơi chôn cất của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

2.5 Đình Hương Nguyện

Đình Hương Nguyện với hai bên đình được xây dạng lục giác, bi đình bên phải dựng tấm bia khắc những bài thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, bị đình bên trái dựng bia nói về việc xây tháp Phước Duyên. Còn ba mặt trước cửa tam quan được xây thêm một vòng thành thấp, gắn gạch hoa tráng men đúc rỗng, mặt trước dựng bốn trụ hoa biểu cao.

2.6 Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm

Điện Địa Tạng nằm sau điện Đại Hùng và được ngăn cách bằng khoảng sân rộng với nhiều cây cảnh xanh ngát. 

Ban đầu điện được xây dựng để thờ Quan Công (từ năm 1907), một điều khá phổ biến trong các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Nhiều người cho rằng Quan Công sau khi chết rất linh thiêng, biết âm dương, tương lai tốt xấu.

Còn điện Quan Thế Âm là điện thờ nằm ở phía cuối chùa, nằm giữa rừng cây và được thiết kế khá giản dị. Trong chính điện có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng đen với nét mặt dịu dàng và ngồi trên đài sen, phía trên là bức hoành phi Quán Âm Điện. 

Trước tượng đồng Quán Thế Âm, còn có một bức tượng đá nằm trong tủ kính, với những ngón tay thon dài, đường nét mềm mại và uyển chuyển. Phía hai bên của chính điện là thờ thập vị Điện Vương.

Hình ảnh của Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm

2.7 Đồi Hà Khê

Đồi Hà Khê là nơi ngôi chùa Thiên Mụ tọa lạc, nằm tại vị trí đặc biệt trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn. Đây là ngọn đồi thiêng liêng đối với các vua chúa nhà Nguyễn suốt gần 400 năm tồn tại trong lịch sử vương quyền Việt Nam. Ngôi chùa sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoáng đãng, trong lành của thiên nhiên.

3. Kinh nghiệm đi lễ chùa Thiên Mụ cần phải biết

Dưới đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Thiên Mụ mà bạn có thể tham khảo để có một chuyến du xuân ý nghĩa nhé!

3.1 Thời điểm đi chùa phù hợp

Bạn có thể ghé thăm ngôi chùa ở Huế này quanh năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian đẹp nhất có lẽ là dịp đầu năm, khoảng tháng 1-3. Bởi, thời điểm này thì thời tiết vô cùng mát mẻ, bầu không khí dễ chịu, rất thích hợp để tham quan vãn cảnh chùa.

3.2 Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ mở cửa cả ngày nên bạn có thể thăm quan chùa vào bất cứ khoảng thời gian nào. Giá vé thăm quan tại chùa là miễn phí, không tính phí kể cả vào dịp cuối tuần hay ngày lễ, tết.

Tìm hiểu về thành phố Huế chùa Thiên Mụ thời gian mở cửa và giá vé thăm quan

3.3 Giải mã lời nguyền chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ gắn liền với rất nhiều sự tích thần bí được đời sau nhắc mãi. Trong đó nổi bật là câu chuyện “oán tình duyên”. Theo dân gian, ở vùng đất này, một đôi trai gái yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu thay, tư tưởng thời đó không chấp nhận một chàng trai không có của nải, gia đình thấp hèn có thể kết hôn với con nhà tiểu thư khuê các. 

Do đó, tình yêu của họ không tránh khỏi sự phản đối quyết liệt từ gia đình nhà gái.

Quá đau khổ, cả hai đã cùng nhau gieo mình xuống dòng sông Hương. Cứ tưởng rằng “sống không được cùng nhau thì chết cùng nhau”, nhưng chỉ có chàng trai ra đi, còn cô gái thì trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống. 

Nỗi đau của cô gái đã dần được hàn gắn qua thời gian. Trong khi đó, chàng trai vẫn chờ đợi cô gái nơi tử nguyệt nhưng mãi không thấy. Chàng uất ức và “nhập” vào chùa Thiên Mụ, từ đó người ta truyền tai lời nguyền rằng “bất kỳ cặp đôi yêu nhau nào tới đây đều sẽ không có kết cục tốt đẹp”. 

4. Hình ảnh chùa Thiên Mụ đẹp

Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh đẹp được nhiều bạn trẻ thực hiện tại chùa Thiên Mụ nhé!

Checkin tại chùa Thiên Mụ trong chiếc áo dài truyền thống
Hình chùa được các bạn trẻ chia sẻ
Hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế nhìn từ xa

Tổng kết

Bestme đã chia sẻ tất tần tật các thông tin về ngôi chùa Thiên Mụ tuyệt đẹp và vãn cảnh này. Hy vọng bạn đã biết thêm một địa điểm thăm quan nức tiếng khi dừng chân tại mảnh đất cố đô Huế trữ tình.

Đừng quên theo dõi Bestme để cập nhật những địa điểm thăm quan thơ mộng khác nhé!

Có thể bạn sẽ thích
Bestme thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bestme xin thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 và lịch hoạt động trở lại để không làm gián đoạn trải nghiệm mua sắm của khách hàn

Gia chủ tuổi Mão 1975 chọn người xông đất 2025 hợp nhất

Gia chủ tuổi Mão 1975 chọn người xông đất 2025 nên chọn các tuổi Canh Thân, Quý Mùi, Mậu Thìn,..

Xem tuổi xông nhà cho gia chủ sinh năm 1983 năm 2025 may mắn

Xem tuổi xông nhà cho gia chủ sinh năm 1983 đón Tết 2025 đẹp nhất mang lại tài lộc là các tuổi Tân Mão, Quý Sửu, Nhâm Tý, Nh&a

Chọn tuổi xông nhà năm 2025 cho gia chủ 1980 hợp nhất

Tuổi xông nhà năm 2025 cho gia chủ 1980 đẹp nhất mang lại tài lộc là các tuổi Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Kỷ Mùi,...

Chọn tuổi xông nhà năm 2025 cho gia chủ 1985 Ất Sửu may mắn

Tuổi xông nhà năm 2025 cho gia chủ 1985 đẹp nhất mang lại tài lộc là các tuổi Tỵ, Tuất, Hợi,... Cùng Bestme tìm hiểu cụ thể hơn về các tuổi đẹp x

Tam tai tuổi Thìn tam tai năm nào? Nên làm gì để giải hạn

 Cùng Bestme tìm hiểu về tam tai tuổi Thìn, cũng như cách cúng giải hạn để bạn có một năm 2024 thuận lợi và bình an hơn.  

TOP 500 cách đặt tên cho chó hay, ý nghĩa và dễ thương

Hãy cùng Bestme khám phá những cách đặt tên cho chó hay và sáng tạo nhất để tìm ra cái tên hoàn hảo cho người b

Top 200 cách đặt tên cho thú cưng cute, dễ thương nhất

Làm thế nào để đặt tên cho thú cưng thật cute và dễ thương? Cùng khám phá những gợi ý hay ho trong bài viết dưới đây của Best

Tử vi 12 cung hoàng đạo tháng 9/2024: Đâu là chòm sao có sự đột phá mạnh mẽ nhất?

Tử vi 12 cung hoàng đạo tháng 9/2024 cho thấy một tháng có rất nhiều biến động với mỗi chòm sao từ công việc, tình cảm đến tài chính. &

Hướng dẫn đặt tên theo mệnh ngũ hành cho con một đời suôn sẻ

Cùng Bestme tìm hiểu làm thế nào để chọn được một cái tên theo mệnh vừa hay, vừa hợp mệnh lại mang đến nhiều may mắn cho con trẻ nhé!  

250+ tên con gái họ Nguyễn đẹp, hay và ý nghĩa nhất 2024

Cùng Bestme tổng hợp hơn 250 cái tên con gái họ Nguyễn đẹp, ý nghĩa, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn trong năm 2024.  

100+ cách đặt tên con trai đẹp nhất năm 2024 vô cùng ý nghĩa

Năm 2024 được coi là năm Rồng vàng hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp cho các bé trai chào đời. Hãy cùng Bestme khám phá 100+ cách đặt t&e

Gợi ý bố mẹ 999+ tên con gái đẹp nhất 2024 mang nhiều ý nghĩa

Một cái tên con gái đẹp là món quà ý nghĩa đầu tiên mà cha mẹ dành tặng cho con yêu của mình. Để chào đón

Danh sách 35+ tên hay cho chó cái dễ thương

Bestme xin gợi ý đến bạn danh sách 35+ tên hay cho chó cái để bạn tham khảo khi đặt tên cho thú cưng của mình!  

Gợi ý 20+ cách đặt tên cho chuột hamster siêu dễ thương

Cùng khám phá hơn 20 gợi ý đặt tên cho chuột hamster siêu độc đáo và dễ thương trong bài viết này của Bestme.