Omega-3 có tác dụng gì? Có nên bổ sung omega-3 mỗi ngày?

Tác giả:

Thứ hai, 30/01/2023, 20:00 (+07:00)

Mục lục

Mở rộng

Mục lục


Omega-3 là một chất béo tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng Omega-3 không thể tự tổng hợp trong cơ thể con người được. Vậy, bạn hãy cùng Bestme tìm hiểu về hợp chất này, cũng như tác dụng qua bài viết này ngay nhé!

1. Omega-3 là gì?

Omega-3 là dạng axit béo không no, vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp và tạo ra hợp chất này được.

Omega-3 có 3 loại chủ yếu là: 

  • EPA Axit eicosapentaenoic (EPA): 

Đây là loại Omega-3 được thấy chủ yếu trong động vật như cá hồi, cá trích và các loại cá béo. Nó đóng vai trò sản xuất prostaglandin trong máu. Loại prostaglandin này ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối.

  • DHA Axit docosahexaenoic (DHA): 

Loại Omega-3 này thường xuất hiện trong động vật, đặc biệt là cá béo và dầu cá. DHA là thành phần quan trọng, giúp trí não và thị giác được phát triển toàn diện.

  • ALA Alpha-linolenic acid (ALA):

ALA thường tham gia vào hoạt động chuyển hóa năng lượng hay chuyển đổi thành EPA và DHA để phục vụ cho cơ thể. ALA có nguồn gốc tự nhiên trong thực vật như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó và đậu nành.

Omega-3 là axit béo có lợi cho cơ thể

2. Uống omega-3 có tác dụng gì?

2.1 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Omega-3 giúp giảm đồng thời mức triglyceride và tăng HDL. Đây là 2 loại mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các vấn đề về tim mạch. Một số bệnh nhân tim mạch còn được bác sĩ kê đơn sử dụng omega-3 để giảm thiểu tình trạng kết dính tiểu cầu hay dự phòng vấn đề nghẽn mạch vành, khả năng bị xơ vữa động mạch cũng như giảm các yếu tố gây viêm.

2.2 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Axit béo Omega-3 giúp tạo ra các dưỡng chất như melatonin - một yếu tố không thể thiếu để ổn định giấc ngủ. Melatonin trong cơ thể được gia tăng khi nồng độ DHA trong máu được tăng cường. Bên cạnh đó, việc bổ sung omega-3 còn giúp đôi mắt nghỉ ngơi đúng giờ. Từ đó bạn sẽ có những giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Omega-3 cải thiện chất lượng giấc ngủ cực tốt

2.3 Nâng cao sức khỏe của mắt

Loại Omega-3 DHA là một dưỡng chất vô cùng có lợi, có công dụng chủ yếu bảo vệ đôi mắt trước những tác nhân gây hại từ môi trường như là tia UV, ánh sáng xanh,... Đặc biệt, dưỡng chất này còn giúp tăng cường thị lực cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Omega-3 còn tham gia vào việc cải thiện vấn đề khô mắt, thoái hóa điểm vàng hay tình trạng tăng nhãn áp ở những người cao tuổi.

2.4 Phát triển não bộ

Với công dụng chống viêm và chống oxy hóa, các EPA trong Omega-3 giúp cơ thể có khả năng thúc đẩy những tế bào não trở nên khỏe mạnh và giảm tình trạng suy giảm trí não. Hiểu đơn giản, omega-3 giúp cải thiện sức khỏe não bộ và giảm thiểu tình trạng lão hóa.

2.5 Làm đẹp da

EPA là một thành phần chính của Omega-3 có chức năng duy trì làn da được mịn màng, trẻ trung. Với công dụng chống viêm, omega-3 thậm chí còn được sử dụng để cải thiện tình trạng mụn trứng cá ở một số làn da. Ngoài ra, chất này còn được bổ sung như một thành phần chống khô da, ngăn ngừa vấn đề lão hóa.

Omega-3 đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

3. Mối quan hệ giữa omega-3 và omega-6

Omega-3 và Omega–6 đều là những acid béo không no mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Song, chúng có sự khác nhau ở cấu tạo. Nếu Omega-3 có vị trí nối đôi trong công thức phân tử ở vị trí Cacbon thứ 3, Omega-6 thì có nối đôi ở Cacbon thứ 6. Do vậy mà chúng có những công dụng hoàn toàn khác biệt.

Trong cơ thể, khi tỷ lệ Omega 6 cân bằng với Omega 3 theo tỷ lệ tối ưu 1:1 cho phép bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và nhiều lợi ích khác. 

Mối quan hệ giữa Omega-3 và Omega-6

4. Omega-3 có dùng được hằng ngày không?

Omega-3 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một sức khỏe tối ưu nên việc bổ sung thành phần này mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng và cách sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Suy giảm huyết áp trầm trọng.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa và khiến dạ dày khó chịu do bị trào ngược axit hay buồn nôn.
  • Tăng đường huyết trong máu đối với người bị tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ do omega-3 có thể gây xuất huyết.
  • Omega-3 có thể gây mất ngủ đối với người mắc bệnh trầm cảm.

Tác dụng phụ khi dùng sai liều lượng omega-3

5. Cách bổ sung omega-3 đúng cách

5.1 Liều lượng bổ sung omega-3 được khuyến nghị

Để Omega-3 phát huy tối ưu công dụng cho sức khỏe, bạn nên sử dụng đúng liều lượng. Dưới đây là lượng Omega-3 cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày với từng đối tượng: 

Đối tượng

Liều lượng Omega-3 cần thiết trong 1 ngày

Trẻ em từ 6-8 tuổi

900 mg

Trẻ em từ 9-13 tuổi

  • Con gái: 1.000 mg
  • Con trai: 1.200 mg

Trẻ em và người lớn sau 14 tuổi

  • Nữ giới: 1.100 mg
  • Nam giới: 1.600 mg

Phụ nữ mang thai

1.400 mg

Phụ nữ đang cho con bú

1.300 mg

5.2 Omega-3 có trong thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm giàu Omega-3 mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Thực phẩm

Lượng Omega-3 trong 100gr thực phẩm

Cá thu

5.134 mg

Cá hồi

2.260 mg

Cá trích

1.729 mg

Hàu

672 mg

Cá mòi

1.480 mg

Cá cơm

2.113 mg

Trứng cá muối

6.789 mg

Hạt lanh

2.338 mg

Hạt chia

17.202 mg

Quả óc chó

8.897 mg

Đậu nành

1443 mg

Thực phẩm giàu Omega-3

5.3 Cách uống omega-3 hợp lý

Thời gian hiệu quả và tốt nhất để dùng các viên bổ sung Omega-3 là buổi sáng. Sau 2 giờ chiều, khả năng cơ thể hấp thụ Omega-3 trong các viên dầu cá sẽ giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, cơ thể có thể hấp thụ Omega-3 tốt hơn nếu bạn sử dụng sau bữa ăn có chứa các chất béo có lợi.

Omega-3 có dồi dào trong động vật như cá béo

6. Một số lưu ý khi bổ sung omega-3

Bên cạnh những lưu ý về liều lượng hay tác dụng phụ khi bổ sung omega-3, bạn còn cần lưu ý về một số đối tượng đặc biệt nên hạn chế sử dụng như sau:

  • Người mắc bệnh về tiêu hóa, khi sử dụng có thể bị đầy hơi, chướng bụng hay gây trào ngược dạ dày.
  • Trẻ em dưới 1,5 tuổi khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, việc bổ sung omega-3 có thể gây hại cho cơ thể.
  • Đối với trường hợp mang thai hay đang cho con bú, bạn vẫn cần bổ sung omega-3 hàng ngày. Song, không nên dùng loại dầu cá thô có thể chứa các chất ô nhiễm và kim loại nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé. Thay vào đó, mẹ bầu nên bổ sung Omega-3 tự nhiên từ thực phẩm và qua thực đơn ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp những vấn đề bệnh lý, bạn nên tìm kiếm sự thăm khám và tư vấn chuyên môn của bác sĩ trước khi bổ sung omega-3 hàng ngày nhé!

Lưu ý khi bổ sung omega-3

Tham khảo và sử dụng Viên uống bổ não DHC Nhật Bản bổ sung DHA (Mới nhất 2023) (30 ngày) để bổ sung lượng Omega-3 cần thiết cho cơ thể:

Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn cách bổ sung Omega-3 đúng cách, hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho bạn. Ngoài thông tin về Omega-3, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin làm đẹp và chăm sóc sức khỏe hữu ích khác ngay tại website của Bestme!

Có thể bạn sẽ thích
Giải đáp Viên uống nội tiết tố có tốt không? Ai nên sử dụng?

Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ

Sâm maca là gì? Có tác dụng gì với phụ nữ và nam giới?

Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!

Nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta - Bí quyết giữ mãi tuổi xuân

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!   

Pure Placenta và Sâm Maca: Bí quyết trẻ hóa da mới nhất từ Nhật Bản

Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cái nào tốt hơn?

Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o

Rễ hoàng cầm: Dược liệu chữa bệnh cũng có thể dùng làm đẹp

Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này

Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô

Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&

Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut

Rau diếp cá có công dụng gì? Có trị mụn không?

Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di

Cách phân biệt bột nghệ và tinh bột nghệ

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v

Công dụng của dầu lá hương thảo và cách làm tại nhà

Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be

Dầu cám gạo là gì? Sử dụng dầu cám gạo làm đẹp như thế nào?

Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “

Cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo kỵ gì nhất?

Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết

Chiết xuất việt quất đen bilberry extract là gì? Những công dụng sức khỏe của bilberry

Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!  

Chiết xuất cúc vạn thọ: Nguyên liệu "vàng" trong mỹ phẩm dưỡng da

Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n