Sáp ong là gì? Sáp ong có tác dụng sức khỏe và làm đẹp nào?
Mục lục
Mở rộngMục lục:
Sáp ong là nguyên liệu tự nhiên mang đến rất nhiều lợi ích to lớn về sức khỏe. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!
1. Sáp ong là gì?
Sáp ong là loại sáp tự nhiên, được sản xuất từ ong mật, có màu nhạt đến cam đậm. Sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp, có mùi thơm nhẹ và vị ngọt.
Sáp ong là một thành phần được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, ngoài ra còn được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.
2. Công dụng của sáp ong đối với sức khỏe
Sáp ong được mệnh danh là bài thuốc quý từ thiên nhiên với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Một số lợi ích của sáp ong có thể kể đến như:
2 .1 Sáp ong giúp nâng cao khả năng miễn dịch
Trong sáp ong có chứa nhiều axit béo, giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cung cấp năng lượng cho các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong sáp ong cũng giúp nâng cao tế bào miễn dịch, từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn và chống lại các tác nhân gây bệnh.
2.2 Giảm viêm loét dạ dày
Trong sáp ong có chứa nhiều flavonoid và axit béo có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ niêm mạc khỏi tác hại của axit dạ dày và một số tác nhân gây hại khác. Ngoài ra, loại sáp này còn có khả năng kích thích tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét và tổn thương hiệu quả.
2.3 Giảm cholesterol trong máu
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ăn sáp ong trong 8 tuần có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) đối với những bệnh nhân bị cholesterol cao. Nhờ công dụng kiểm soát lượng cholesterol, sáp ong giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
2.4 Giảm đau hiệu quả
Sáp ong được biết đến như một bài thuốc cổ truyền với công dụng giảm đau hiệu quả. Trong sáp ong có chứa flavonoid, acid phenolic và các hợp chất khác, giúp giảm đau và chống viêm tự nhiên.
2.5 Điều trị bỏng rát
Khi bôi sáp ong lên vết bỏng, sáp ong sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da và kích thích quá trình lành da. Bên cạnh đó, với đặc tính kháng khuẩn, sáp ong có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho vết bỏng.
3. Công dụng làm đẹp của sáp ong
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe, sáp ong còn mang đến những công dụng làm đẹp tuyệt vời như:
3.1 Dưỡng ẩm và làm mềm da
Chất hydrat trong sáp ong giúp cung cấp độ ẩm lý tưởng cho làn da. Hợp chất này còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ và giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô, nứt nẻ, đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô.
3.2 Kháng viêm, kháng khuẩn
Trong sáp ong có chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, với đặc tính khử trùng, chống viêm và chữa lành. Chính vì vậy, sáp ong mang đến hiệu quả vượt trội trong việc điều trị mụn, đồng thời duy trì kết cấu mịn màng, căng mọng cho làn da sau mụn.
3.3 Giảm vết rạn da
Với công dụng dưỡng ẩm tuyệt với, sáp ong là lựa chọn hoàn hảo để khắc phục những vết rạn trên da. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A có trong sáp ong cũng giúp kích thích sản sinh collagen, giúp lấp đầy và làm mờ vết rạn da hiệu quả.
3.4 Làm son dưỡng môi
Ngày nay, sáp ong được ứng dụng rộng rãi để làm son dưỡng cho môi. Với những tinh chất dưỡng ẩm từ sáp ong, đôi môi của bạn sẽ giảm thiểu được tình trang nứt nẻ, mang đến đôi môi mịn màng, căng bóng.
4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ sáp ong
Một số bài thuốc chữa bệnh từ sáp ong được dân gian lưu truyền mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Chữa ung nhọt: Nấu sáp ong với đường phèn.
- Chữa viêm họng, bí tiểu: Đốt sáp ong đến khi cháy thành than, sau đó tán thành bột và pha với nước uống.
- Chữa viêm dạ dày, tá tràng: Đun hỗn hợp nước uống gồm sáp ong, hoài sơn, bạch truật và dùng nhiều lần trong ngày.
- Chữa băng huyết: Đốt sáp ong thành than, tán bột mịn và uống với rượu ấm.
- Chữa chín mé: Cho nhựa thông nấu cùng sáp ong và thoa lên vùng bị đau.
- Chữa viêm mũi dị ứng: Ngâm rượu với sáp ong và uống 1 chén nhỏ mỗi ngày.
5. Lưu ý khi sử dụng sáp ong
Để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây khi sử dụng sáp ong:
- Những người không nên sử dụng sáp ong bao gồm: Người bệnh huyết áp thấp, tiểu đường, bệnh về thận, gan, người mới phẫu thuật và trẻ em dưới 1 tuổi.
- Những người có kết cấu da dầu không nên sử dụng sáp ong để dưỡng da. Điều này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và gây kích ứng da, nổi mụn viêm.
- Không bảo quản sáp ong trong các vật dụng bằng kim loại bởi có thể gây ra hiện tượng ăn mòn.
- Bạn không nên quá lạm dụng sáp ong, chỉ sử dụng với một lượng vừa phải, không quá 70 ml một ngày.
Tổng kết
Trên đây là những lợi ích to lớn của sáp ong đối với sức khỏe và làm đẹp. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu thêm về cách sử dụng sáp ong sao cho hiệu quả nhất. Đừng quên truy cập trang web của Bestme để cập nhật những thông tin bổ ích về sức khỏe và sắc đẹp mỗi ngày nhé!
Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ
Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!
Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!
Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o
Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này
Tía tô là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu những thông tin chi tiết về công dụng v&
Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v
Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be
Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “
Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết
Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!
Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n
Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch