Những công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô
Mục lục
Mở rộngMục lục:
Tía tô không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày mà còn là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Trong bài viết dưới đây, Bestme sẽ cung cấp cho bạn đọc những thôn
g tin chi tiết về công dụng và cách làm đẹp của lá tía tô, đừng bỏ lỡ nhé!
1. Đặc điểm của lá tía tô
Cây tía tô là dạng cây thân thảo, chiều cao từ 0.5 - 1m, thân màu tím đậm, lá mọc đối xứng và răng cưa đều nhau ở mép. Mặt trên lá tía tô màu xanh, mặt dưới tím tía, một vài cây có cả 2 mặt cùng xanh hoặc cùng tím. Trên lá tía tô còn phủ lớp lông nhám, gân màu tím hoặc màu xanh.
Lá tía tô thường được hái vào mùa hè khi cành lá xum xuê. Thường lá này sẽ được rửa sạch để ăn kèm hoặc nấu cùng các thực phẩm khác. Ngoài ra, nó còn được phơi khô đun nước uống.
2. Giá trị dinh dưỡng của lá tía tô
Tía tô được biết đến là một trong những thảo dược dân gian lâu đời và quen thuộc với người Việt. Hơn nữa, tía tô chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Cứ 100g lá tía tô sẽ chứa:
- 25 calo năng lượng
- 88.9g nước
- 3.6g chất xơ
- 3.4g tinh bột
- 2.9g đạm
- 1000mg tro
- 140mg canxi
- 18.3mg photpho
- 13mg vitamin C
Hơn nữa, một vài nghiên cứu mới đây còn phát hiện ra tía tô chứa nhiều hoạt chất như alkaloid, flavonoid, saponin, tannin, phytosterol, tocopherol, polyphenol, axit oleic, linoleic và linolenic (omega 9, 6, 3). Với những thành phần kể trên, các chuyên gia đánh giá lá tía tô là vị thuốc chữa và phòng bệnh vô cùng tuyệt vời.
3. Những công dụng làm đẹp của lá tía tô
Lá tía tô giàu vitamin C, kẽm và axit linoleic được sử dụng nhiều trong các công thức chăm sóc da, chống lão hóa. Một vài công dụng nổi bật trong làm đẹp có thể kể đến:
3.1 Trị mụn trứng cá
Một số tinh chất tiết ra từ lá tía tô có tác dụng, kháng khuẩn, kháng viêm, khử trùng và kiểm soát các chủng vi khuẩn gây mụn. Nhờ đó, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả.
Thêm vào đó, xông hơi bằng lá tía tô còn giúp giãn nở lỗ chân lông, kích thích đẩy mụn. Điều này không chỉ làm giảm tình trạng sưng viêm, mềm đầu mụn mà còn ngăn chặn sự hình thành nốt mụn mới.
3.2 Chống lão hóa da
Trong lá tía tô chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoids giúp ngăn ngừa tổn thương da, cải thiện da nhăn nheo và chống lão hóa. Vì thế, để thanh lọc độc tố và chống lão hóa sâu bên trong, bạn có thể uống tía tô mỗi ngày.
3.3 Làm sạch sâu
Mỗi tuần, bạn hãy dành thời gian xông mặt bằng nước ấm nấu từ lá tía tô, chanh và xả tối thiểu 1 lần để làm sạch sâu cho da. Khi xông mặt, lỗ chân lông sẽ giãn nở, đẩy bụi bẩn và dầu thừa ra ngoài. Nhờ đó, loại bỏ tế bào chết từ sâu bên trong giúp da mềm mại.
4. Những công dụng sức khỏe của lá tía tô
Bên cạnh công dụng làm đẹp, lá tía tô còn mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị các bệnh lý. Có thể kể đến:
4.1 Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Chiết xuất của lá tía tô có tác dụng điều trị và cải thiện hơi thở cho người mắc bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Bên cạnh đó, lá tía tô còn giúp giảm viêm đường hô hấp, giảm các triệu chứng như khò khè, ho và cải thiện chức năng phổi.
4.2 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chiết xuất lá tía tô có tác dụng tăng đường huyết, không dung nạp insulin và glucose hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh kết hợp dùng lá tía tô để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc biến chứng ngoài ý muốn.
4.3 Chống oxy hóa cho cơ thể
Theo một nghiên cứu vào năm 2021, dịch chiết lá tía tô chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và kháng khuẩn cao như luteolin, axit rosmarinic,.... Bạn nên sử dụng tía tô đỏ thay vì tía tô xanh bởi nó chứa nhiều hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn.
4.4 Bảo vệ hệ tim mạch
Chất chống oxy hóa có trong lá tía tô giúp ngăn chặn oxy hóa cholesterol trong thực phẩm, giữ cho chúng không bị tích tụ trong động mạch. Từ đó, tránh nguy cơ mắc một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim mạch.
4.5 Cải thiện tiêu hóa
Lá tía tô có tác dụng cải thiện đầy hơi, khó chịu bụng, chống viêm và chống co thắt, đặc biệt là đối với phụ nữ. Theo thông tin đăng tải trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Malaysia năm 2010, trong một nghiên cứu của Mohammad Asif chỉ ra rằng dầu tía tô có công dụng nhuận tràng và tăng nhu động dạ dày ở những người bị táo bón [1] .
4.6 Hỗ trợ thần kinh
Acid α- linolenic (ALA) trong lá tía tô hỗ trợ chống viêm, bảo vệ thần kinh và ty thể trong não [2] . Thêm vào đó, dầu tía tô còn được sử dụng và bổ sung vào điều trị tiêu chuẩn tương đương một liệu pháp chống oxy hóa ở các bệnh nhân trí tuệ sa sút từ nhẹ đến trung bình và rèn luyện trí nhớ người già [3] .
4.7 Giảm căng thẳng
Các hợp chất axit rosmarinic và axit caffeic được tìm thấy trong lá tía tô đều có hoạt tính chống trầm cảm, giảm căng thẳng. Đặc biệt, lá tía tô cũng là một thành phần quan trọng trong loại thuốc chống trầm cảm của y học cổ truyền Trung Quốc.
4.8 Hỗ trợ chống ung thư
Ngoài chống viêm, chống oxy hóa, chiết xuất lá tía tô còn có công dụng chống ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư máu và u gan ở người. Đặc biệt, chiết xuất này còn có tác dụng chống lại các tính chất đặc trưng của tế bào ung thư như tăng trưởng không giới hạn, di căn trong ung thư phổi, di căn ung thư ruột kết,....
5. Cách dùng lá tía tô chăm sóc da
Dù nhiều bạn nắm được công dụng của lá tía tô trong việc làm đẹp nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng để chăm sóc da đúng cách. Dưới đây, Bestme sẽ gợi ý cho bạn 3 cách dùng lá tía tô chăm sóc và làm đẹp da đơn giản, phổ biến:
5.1 Rửa mặt bằng lá tía tô
Bạn có thể dùng lá tía tô để thay thế sữa rửa mặt thông thường giúp giảm sự phát triển của mụn trứng cá, hạn chế thâm nám, tàn nhang và làm sạch sâu từ sau bên trong. Bạn có thể dùng lá tía tô nấu chín hoặc lá tía tô tươi để rửa mặt.
Nấu chín lá tía tô rửa mặt:
- Bước 1: Loại bỏ tía tô héo vàng, ngâm cùng nước muối pha loãng rồi cho vào nồi nước sạch để đun.
- Bước 2: Nước sôi thì tắt bếp, rồi đậy vung và ủ thêm 15 phút.
- Bước 3: Lọc lấy nước, thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc muối, khuấy đều đến khi tan.
- Bước 4: Xông hơi từ 10- 15 phút cho đến khi nước lá tía tô nguội thì lấy để rửa mặt.
Dùng lá tía tô tươi rửa mặt:
- Bước 1: Sơ chế lá tía tô, loại bỏ lá úa vàng rồi mang phần lá đặt yêu cầu đi rửa sạch và ngâm trong nước muối.
- Bước 2: Xay nhuyễn rồi tiến hành lọc lấy nước cốt để rửa mặt.
- Bước 3: Vừa rửa mặt vừa massage nhẹ nhàng da mặt khoảng 2 phút.
- Bước 4: Dùng nước ấm rửa lại mặt để se nhỏ lỗ chân lông, bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm và nước hoa hồng.
5.2 Xông hơi da mặt với lá tía tô
Việc xông hơi bằng nước lá tía tô giúp lỗ chân lông giãn nở, kích thích đẩy mụn và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong da. Bạn có thể lựa chọn 2 cách xông hơi sau:
Xông hơi bằng nước lá tía tô kết hợp chanh, sả
- Bước 1 : Sơ chế, làm sạch lá tía tô và chọn lá tươi ngâm với nước muối rồi cho vào nồi.
- Bước 2: Rửa sạch 5-6 cây sả, đập dập cho vào nồi cùng lá tía tô và 2 lít nước.
- Bước 3: Nước sôi, đổ ra chậu hoặc bát lớn rồi thêm chút nước cốt chanh và tiến hành xông da mặt trong 15 phút.
Lá tía tô kết hợp chanh và muối hạt xông hơi
- Bước 1: Thực hiện bước sơ chế lá tía tô như trên rồi bỏ vào nồi đun cùng 2 lít nước trong 7 phút.
- Bước 2: Thêm khoảng nửa thìa cà phê muối hạt và vắt 1 nửa quả chanh vào nồi nước lá rồi khuấy đều.
- Bước 3: Nước sôi tắt bếp và đổ vào chậu để xông mặt trong khoảng 15 đến 20 phút.
5.3 Đắp mặt nạ lá tía tô
Lá tía tô kết hợp sữa chua tạo thành một chiếc mặt nạ hoàn hảo để cải thiện sắc tố da giúp da trắng sáng, giảm nếp nhăn hiệu quả. Hướng dẫn cách làm mặt nạ từ sữa chua không đường và lá tía tô như sau:
- Bước 1: Rửa lá tía tô rồi ngâm trong nước muối loãng.
- Bước 2: Xay hoặc giã nhuyễn lá tía tô cùng chút nước rồi cho nửa hộp sữa chua không đường vào trộn đều.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ da mặt, tiến hành đắp và giữ mặt nạ khoảng 15 phút.
- Bước 4: Dùng nước sạch rửa lại mặt.
6. Lưu ý khi dùng lá tía tô
Lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây trong quá trình sử dụng để tránh xảy ra dị ứng ngoài ý muốn:
- Không nên dùng lá tía tô với người bị cảm nóng, ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy, huyết áp thấp và phụ nữ đang mang thai.
- Không nên dùng quá nhiều, tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đầu óc choáng váng,....
- Lá tía tô không sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Người bị dị ứng với húng quế, bạc hà hoặc các loại cây họ Lamiaceae vì nó có thể gây dị ứng nghiêm trọng.
- Dùng lá tía tô quá liều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì có chứa một lượng caffeine đáng kế gây khó ngủ.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin chi tiết về công dụng và cách làm đẹp từ lá tía tô mà Bestme tổng hợp chia sẻ cho bạn đọc. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, hãy truy cập Bestme mỗi ngày nhé!
Nguồn tham khảo:
[1]. Nutritional and functional characterisations of Perilla frutescens seed oil and evaluation of its effect on gastrointestinal motility
https://www.cabdirect.org/cabdirect/abstract/20113187819
[2]. Plant derived omega-3-fatty acids protect mitochondrial function in the brain
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20079842/
[3]. Feasibility and Safety of Perilla Seed Oil as an Additional Antioxidative Therapy in Patients with Mild to Moderate Dementia
Viên uống nội tiết tố là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn có thực sự cần thiết và an toàn? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơ
Sâm maca là gì và có những công dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng Bestme tìm câu trả lời ngay nhé!
Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về thành phần nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta cùng những công dụng mà nó mang lại nhé!
Cùng Bestme tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp tuyệt vời giữa nhau thai ngựa nguyên chất Pure Placenta và sâm Maca cùng công dụng tuyệt vời mà hai th&ag
Nên uống collagen hay nhau thai ngựa? Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về hai dưỡng chất này để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm đẹp và chăm s&o
Rễ hoàng cầm là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, sáp ong còn được sử dụng rộng rãi trong làm đẹp. Vậy tác dụng của sáp ong ra sao, chi tiết sẽ c&oacut
Rau diếp cá được biết đến là vị thuốc của thiên nhiên với những công dụng to lớn cho sức khỏe. Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau di
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về công dụng hay cách dùng giữa bột nghệ và tinh bột nghệ. Để Bestme hướng dẫn bạn cách phân biệt một cách đơn giản v
Dầu lá hương thảo là gì? Những công dụng nào có ở loại tinh dầu này và cách làm tại nhà như thế nào? Hãy để Be
Liệu bạn đã hiểu hết về dầu cám gạo và biết cách ứng dụng vào làm đẹp chưa? Hãy cùng Bestme khám phá những công dụng “
Cam thảo có tác dụng gì và kỵ với gì nhất? Có nên uống cam thảo mỗi ngày không? Cùng Bestme tìm lời giải đáp chi tiết
Cùng Bestme tìm hiểu chi tiết hơn về chiết xuất việt quất đen bilberry và những công dụng tuyệt vời của thành phần này dưới đây nhé!
Cùng Bestme khám phá những công dụng tuyệt vời của chiết xuất cúc vạn thọ và lý do vì sao nguyên liệu này lại được ưa chuộng trong n
Chiết xuất vỏ cây liễu là một thành phần tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc làm đẹp. Cùng Bestme tìm hiểu ch